Giáo dục và văn hóa là hai lĩnh vực luôn phát triển song hành cùng nhau, thâm nhập vào nhau. Trong tác phẩm “Luận bàn về Giáo dục - Quản lý Giáo dục - Khoa học giáo dục”, Giáo sư Phạm Minh Hạc có kiến giải: “Giáo dục và văn hóa có quan hệ mật thiết nhất, mật thiết đến mức nhiều lúc đã đồng nghĩa hai thuật ngữ này: trong lí lịch khai trình độ văn hóa – thực ra là trình độ học vấn; nói bổ túc văn hóa – thực ra là Giáo dục Bổ túc, Giáo dục Thường xuyên. Nói cách khác, ta cứ xem định nghĩa về văn hóa thì thấy văn hóa bắt nguồn từ giáo dục – theo nghĩa rộng của từ này: văn hóa là gieo trồng, lĩnh hội và sáng tạo trong quá trình sinh sống và hoạt động xây dựng nên một chất lượng mới từ những học vấn kinh nghiệm sống… do từng người, từng cộng đồng, từng dân tộc và cả loài người tạo lập nên sự phong phú tinh thần của mình”.
TCGCVN - Nhân kỷ niệm 79 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2024), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm có bài viết: “Chuyển đổi số - Động lực quan trọng phát triển lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới”. Tạp chí Giáo chức Việt Nam trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm.
TCGCVN- Chiều10/09/2024, tại Thị trấn Thường Tín, Tp Hà Nội, Viện Nghiên cứu Hợp tác Phát triển Giáo dục (VNCHTPTGD) đã tổ chức công bố quyết định thành lập Trung tâm Giáo dục Đặc biệt Thường Tín. Dự buổi lễ có: PGS.TS Tô Bá Trượng, Viện trưởng, Ông Bùi Trần Công, Chánh Văn phòng, Ông Nguyễn Đức Thắng, Trưởng ban Tư vấn Phản biện xã hội và cán bộ các Ban, các Trung tâm trực thuộc Viện.
Tóm tắt: Quản lý tư tưởng (QLTT) là một bộ phận của công tác tư tưởng, có vai trò hết sức quan trọng, trực tiếp quyết định đến chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của mỗi tổ chức, cá nhân. Đối với các học viện, trường sĩ quan (HV, TSQ) Quân đội, QLTT học viên là nội dung quan trọng của hoạt động công tác đảng, công tác chính trị, bao gồm tổng thể các biện pháp của chủ thể quản lý tác động vào tư tưởng, tình cảm, tâm trạng học viên nhằm nắm bắt, đánh giá, dự báo, định hướng và giải quyết các vấn đề tư tưởng, bảo đảm cho học viên luôn kiên định, vững vàng về tư tưởng chính trị, hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập, rèn luyện.
Từ khóa: Quản lý tư tưởng, học viên, học viện, trường sĩ quan
Học viện Chính trị là một trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn quân sự hàng đầu của quân đội. Trong xu thế chuyển đổi số hiện nay, thực hiện các nhiệm vụ giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học, xây dựng chính quy, rèn luyện kỷ luật của Học viện đang có sự thay đổi mạnh mẽ phương thức quản lý từ cách thức truyền thống sang môi trường số. Chính vì vậy, yêu cầu bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng đặt ra ngày càng cấp thiết.
“Sửa đổi lối làm việc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tác phẩm có ý nghĩa to lớn đối với việc rèn luyện tư cách, đạo đức, phương pháp, tác phong công tác của người cán bộ cách mạng. Nội dung tác phẩm đề cập đến nhiều vấn đề có tính nguyên tắc, là kim chỉ nam cho công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng ta. Để vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” vào quá trình giáo dục, hoàn thiện chuẩn mực đạo đức cho đội ngũ cán bộ trợ lý ở Học viện Chính trị cần phải xây dựng được các giải pháp phù hợp với bối cảnh thời đại và thực tiễn cách mạng Việt Nam hiện nay.
TCGCVN - Ngày 26 tháng 7 năm 2024 tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu hợp tác phát triển giáo dục cùng với Hội Cựu giáo chức Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học: “ Giáo sư, Tiến sĩ khoa học, Viện sĩ, Nhà giáo nhân dân Phạm Minh Hạc với sự nghiệp phát triển khoa học giáo dục Việt Nam”. Trong Hội thảo này, tác giả Tô Bá Trượng đã có bài viết về “Cuộc đời và sự nghiệp của Giáo sư, Viện sĩ, Nhà giáo nhân dân Phạm Minh Hạc (Độc giả có thể tìm đọc trong tác phẩm “Giáo sư, Viện sĩ, Nhà giáo nhân dân Phạm Minh Hạc với sự phát triển khoa học giáo dục Việt Nam-Nhà xuất bản Dân trí, 2024). Ở đây tác giả xin giới thiệu với bạn đọc những nét chủ yếu về Cuộc đời và Sự nghiệp của Giáo sư.TSGCVN - Ngày 26 tháng 7 năm 2024 tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu hợp tác phát triển giáo dục cùng với Hội Cựu giáo chức Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học: “ Giáo sư, Tiến sĩ khoa học, Viện sĩ, Nhà giáo nhân dân Phạm Minh Hạc với sự nghiệp phát triển khoa học giáo dục Việt Nam”. Trong Hội thảo này, tác giả Tô Bá Trượng đã có bài viết về “Cuộc đời và sự nghiệp của Giáo sư, Viện sĩ, Nhà giáo nhân dân Phạm Minh Hạc (Độc giả có thể tìm đọc trong tác phẩm “Giáo sư, Viện sĩ, Nhà giáo nhân dân Phạm Minh Hạc với sự phát triển khoa học giáo dục Việt Nam-Nhà xuất bản Dân trí, 2024). Ở đây tác giả xin giới thiệu với bạn đọc những nét chủ yếu về Cuộc đời và Sự nghiệp của Giáo sư.
TCGCVN – Kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Chủ tịch Hồ Chí Minh - Lãnh tụ vĩ đại và kính yêu của Đảng và dân tộc Việt Nam, người chiến sĩ đấu tranh không mệt mỏi, nhà hoạt động lỗi lạc của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam, trước khi đi xa đã để lại cho dân tộc ta một văn kiện lịch sử đặc biệt, một bảo vật quốc gia, di sản vô cùng quý giá đó là Di chúc của Người. Dù Di chúc chỉ hơn 1.400 chữ, nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành để nói về Đảng đầu tiên, trong đó Người nhấn mạnh một cách đặc biệt nhiệm vụ chăm lo bồi dưỡng, nâng cao đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên. Di chúc của Người tiếp tục soi sáng việc nâng cao đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên hiện nay, hướng tới “Mổi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư..., là người đày tớ thật trung thành của nhân dân”[1. Tr.622]
TCGCVN – Ngày 23 tháng 8 năm 2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Phổ biến tri thức mới, mô hình tiên tiến, kết quả nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên mầm non trong cơ sở giáo dục đại học”. Hội thảo được tổ chức tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Mục đích của Hội thảo nhằm phổ biến tri thức mới và các mô hình giáo dục tiên tiến, các kết quả nghiên cứu khoa học cho cán bộ, giảng viên, sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên mầm non trong các cơ sở giáo dục đại học.
Trước tác động của thành tựu khoa học, công nghệ, nhất là cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đến nay, không gian mạng đã thay đổi sâu sắc, trở thành một bộ phận không thể tách rời trong hệ thống không gian phát triển đất nước. Cùng với những lợi ích to lớn, các đe dọa từ không gian mạng như thách thức về tình báo mạng, gián điệp mạng, khủng bố mạng, nguy cơ về chiến tranh mạng và hàng loạt nguy cơ khác ngày càng lớn, đe dọa lộ lọt bí mật nhà nước, bí mật quân sự, làm đình trệ và rối loạn các hệ thống quan trọng của quốc gia. Trong bối cảnh mới, bảo đảm an toàn thông tin, xây dựng, bảo vệ không gian mạng an toàn là nhiệm vụ trọng tâm, cấp thiết để bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa.
Cuộc Cách mạng công nghiệp (CMCN) lần thứ tư với công nghệ thông tin là một trong những trụ cột chính, đã và đang diễn ra một cách nhanh chóng, mạnh mẽ, gây tác động sâu sắc, toàn diện đến mọi mặt, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong bối cảnh đó, chuyển đổi số là xu thế tất yếu, khách quan. Giáo dục - đào tạo (GD-ĐT) được xác định là một trong 8 lĩnh vực hàng đầu được ưu tiên triển khai thực hiện chuyển đổi số trong Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
TCGCVN - Hội thảo khoa học "GS. VS. NGND Phạm Minh Hạc với sự phát triển khoa học giáo dục Việt Nam" đã có tiếng vang lớn ngoài mong đợi. Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn phát biểu chỉ đạo Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam và các cơ quan chức năng của Bộ tiếp tục triển khai những công việc tiếp theo. Trước mắt phải tập hợp các công trình nghiên cứu, các bài báo của GS. VS. NGND Phạm Minh Hạc để hệ thống thành tuyển tập. Đồng thời, tiếp tục triển khai nghiên cứu các vấn đề khoa học mà GS. VS Phạm Minh Hạc đã đặt ra. Bộ trưởng đề nghị các cơ quan báo chí, truyền thông đưa tin về Hội thảo, phổ biến những giá trị khoa học trong các công trình nghiên cứu của GS. VS Phạm Minh Hạc và lan tỏa tấm gương sáng của người thầy giáo, nhà khoa học tài năng, nhà quản lý có tâm, có tầm trong toàn ngành Giáo dục.
TCGCVN- Sáng 31/07/2024 tại thành phố Yên Bái tỉnh Yên Bái Trung tâm Hỗ trợ phát triển bền vững cộng đồng các dân tộc miền núi (SUDECOM) tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị khởi động Dự án “Hỗ trợ mô hình sinh kế và nâng cao năng lực tiếp cận chuỗi giá trị nông nghiệp cho cộng đồng nhằm góp phần tăng thu nhập và bình đẳng giới tại 4 xã của huyện Trấn Yên và Yên Bình, tỉnh Yên Bái”.
Việt Nam là một quốc gia nằm ở ngã ba của các nền văn hóa, cùng với các làn sóng giao lưu từ các quốc gia khu vục Đông Nam Á từ nhiều thế kỷ, thì giao lưu văn hóa Đông Tây cũng đã được đánh dấu từ thời đại khai sáng của Thực dân Pháp. Đặc biệt trong thế kỷ XX, ảnh hưởng của luồng tư tưởng giải phóng dân tộc của cách mạng Tháng Mười Nga và kế đó là sự ra đời của hệ thống xã hội chủ nghĩa, văn hóa Nga cũng đã đến Việt Nam. Trên 70 năm sát cánh cùng nhân dân Việt Nam trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng xã hội chủ nghĩa, những chủ nhân của nền văn hóa Nga với tâm hồn cao thượng và tinh thần quốc tế vô sản trong sáng đã để lại những dấu ấn tốt đẹp, sâu sắc trong tâm hồn người Việt Nam. Cho đến nay, nhiều nét tinh hoa, cốt cách của văn hóa Nga còn luôn sống động trong đời sống xã hội Việt Nam hiện đại.
TCGCVN - Ngày 26/07/2024, tại phường Hà Cầu Quận Hà Đông, TP Hà Nội Trường liên cấp quốc tế IQSCHOOL đã tổ chức buổi lễ trang trọng để tưởng nhớ Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng. Sự kiện này là dịp để toàn thể học sinh, thầy cô giáo, và lãnh đạo nhà trường thể hiện lòng tri ân đối với những cống hiến to lớn của Tổng Bí Thư đối Đảng và toàn thể nhân dân Việt Nam.
TCGCVN - Cuộc thi “Thách thức Sáng kiến Kinh doanh năm 2024” thuộc khuôn khổ Dự án “Thúc đẩy phát triển nghề nghiệp và kinh doanh cho thanh niên và phụ nữ” tại tỉnh Lào Cai và Hòa Bình được thực hiện với mục đích khuyến khích thanh niên dân tộc thiểu số, đặc biệt là nữ thanh niên trong độ tuổi 18 đến 35, xây dựng và thực hiện các sáng kiến khởi nghiệp tại địa phương, qua đó phát triển sinh kế, nâng cao thu nhập tại các địa bàn dự án triển khai.
TCGCVN - Lúc sinh thời, Bác Hồ thường xuyên nhắc nhở Đảng, Nhà nước và nhân dân phải luôn ghi nhớ công ơn của các anh hùng, liệt sĩ, thương binh và những người có công với cách mạng. Người căn dặn: “Bổn phận của chúng ta là phải biết ơn, phải thương yêu và giúp đỡ họ”. Đó là đạo lý và truyền thống “uống nước, nhớ nguồn”, “Đền ơn, đáp nghĩa” của dân tộc Việt Nam.
Nằm ở vị trí địa chiến lược quan trọng từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây của khu vực châu Á - Thái Bình Dương, lịch sử hàng ngàn năm của dân tộc Việt Nam là lịch sử dựng nước và giữ nước. Qua các giai đoạn lịch sử, củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ chiến lược, lâu dài, xuyên suốt, có ý nghĩa quyết định đến vận mệnh của quốc gia - dân tộc. Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nắm vững bối cảnh tình hình thế giới, khu vực và trong nước, trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã có đường lối, chủ trương lãnh đạo đúng đắn, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Chủ trương bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, là thành tựu quan trọng về lý luận, phát huy vai trò trong chỉ đạo thực tiễn, góp phần giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước. Vận dụng chủ trương bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa trong giảng dạy ở các nhà trường quân đội hiện nay là hết sức cần thiết.
Đề tài nghiên cứu khoa học là một vấn đề khoa học chưa được giải quyết cần phải được làm sáng tỏ để giải đáp những đòi hỏi của lý luận và thực tiễn.
Vấn đề khoa học về bản chất là một sự kiện, hiện tượng mới phát hiện mà khoa học chưa biết. Đó có thể là sự thiếu hụt của lý thuyết, hay là sự mâu thuẫn của thực tiễn, mà bằng những kiến thức, kinh nghiệm cũ không giải đáp được, đòi hỏi các nhà khoa học phải nghiên cứu để làm sáng tỏ.
Đề tài nghiên cứu khoa học xuất hiện là do nhu cầu của thực tiễn cuộc sống hoặc nhu cầu của sự phát triển lý luận. Song không phải cứ có nhu cầu của lý luận hay thực tiễn là có thể xuất hiện đề tài. Mà nhu cầu đó phải mang tính cấp thiết, đang chứa đựng mâu thuẫn bức xúc. Đồng thời đã xuất hiện khả năng giải quyết mâu thuẫn đó.
Hội Cựu Giáo chức Việt Nam, thành lập ngày 03/7/2004 theo Quyết định số 24/2004 /QĐ-BNV và được Bộ Nội vụ phê duyệt Điều lệ Hội Cựu Giáo chức Việt Nam theo Quyết định số 61/2004/QĐ-BNV ngày 07/9/2004.
Trong 20 năm xây dựng và phát triển, Hội CGC Việt Nam đã có tổ chức Hội tại 63/63 Tỉnh, Thành (100%), 624/704 Quận, Huyện (88,6%), 7782/10355 (75,15%) Xã/Phường và 49 Đại học, Học viện trường ĐH - CĐ trực thuộc Trung ương, với 600.000 hội viên.
Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra, Ban Tuyên giáo Hội Cựu Giáo chức (CGC) tỉnh và các Chủ tịch Hội cơ sở trực thuộc đã họp, kỷ niệm 20 năm thành lập Hội CGC Việt Nam (3/7/2004 - 3/7/2024).Tại Hội nghị các đại biểu tiếp tục khẳng định niềm tin tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, cùng ôn lại truyền thống vẻ vang và vai trò tích cực, những đóng góp của Hội CGC suốt 20 năm qua trong sự nghiệp đổi mới GD-ĐT, đồng thời quán triệt tổ chức thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW Ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” với tinh thần mới về phòng chống tham nhũng tiêu cực của Đảng, động viên toàn thể hội viên tích cực tham gia các phong trào của UBMTTQVN các cấp, góp phần xây dựng Đảng và hệ thống chính trị tỉnh Vĩnh Phúc trong sạch, vững mạnh.
TCGCVN – Ngày 4/7, tại Hà Nội, Thường vụ Quân ủy Trung ương đã tổ chức Hội nghị cán bộ chủ chốt toàn quân phổ biến, học tập một số nội dung cuốn sách "Xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Cuốn sách là tuyển tập các bài viết, bài phát biểu, bài nói, lược ghi, trả lời phỏng vấn, thư... của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam. Cấu trúc cuốn sách gồm 3 phần. Phần thứ nhất “Văn hóa là hồn cốt của dân tộc”; Phần thứ hai “Phát triển toàn diện, đồng bộ để văn hóa thật sự là sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước bền vững”; Phần thứ ba “Từ luận điểm văn hóa của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến thực tiễn cuộc sống”.
TCGCVN – Cách đây 70 năm, Hiệp định Giơ - ne - vơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam đã được ký kết, mở ra một trang mới trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước của nhân dân ta. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đánh giá: “Hội nghị Giơ - ne - vơ đã kết thúc. Ngoại giao ta đã thắng lợi to”. Nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (21/7/1954 - 21/7/2024), Tạp chí Giáo chức Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết của Đại tá, PGS. TS. NGƯT Nguyễn Xuân Tú, nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Giáo dục lý luận chính trị quân sự, Học viện Chính trị - Bộ Quốc phòng.
TCGCVN – Trung tâm Giáo dục Đặc biệt Hải Dương là tổ chức giáo dục trực thuộc Viện Nghiên cứu Hợp tác Phát triển giáo dục, được thành lập ngày 01/7/2017. Trung tâm chính là nơi can thiệp cho trẻ có nhu cầu giáo dục đặc biệt. Ngày 30 tháng 6 năm 2024, tại Tuần Châu, Quảng Ninh, Trung tâm Giáo dục đặc biệt Hải Dương đã long trọng tổ chức kỷ niệm 7 năm ngày thành lập (1/7/2017 – 1/7/2024). Buổi lễ kỷ niệm được tổ chức dưới hình thức của ngày sinh nhật lần thứ 7, vào buổi chiều tối, từ 18h đến 22h tại khách sạn 5 sao trên con tàu PAPASISE SELIGHT.
Giáo sư, viện sĩ Phạm Minh Hạc có nhiều trước tác đóng góp cho phát triển khoa học giáo dục đất nước trên các lĩnh vực Tâm lý học, Giáo dục học, Quản lý giáo dục. Một trong những cuốn sách có tác dụng sâu sắc nhất cho lý luận và thực tiễn mà GS, VS dày công hoàn thành là cuốn “Triết lý giáo dục thế giới và Việt Nam”do NXB Chính trị quốc gia ấn hành. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi chỉ chia sẻ một đề xuất của GS. về Triết lý giáo dục “Giá trị bản thân” – một đề xuất dựa trên quan điểm hoạt động- giá trị.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh coi việc viết báo, làm báo là một nhiệm vụ quan trọng trong hoạt động cách mạng. Kể từ bài đầu tiên Bác viết đăng trên báo L’Humanité của Đảng Cộng sản Pháp ngày 02-08-1919, có tiêu đề “Vấn đề người bản xứ”, với bút danh Nguyễn Ái Quốc, đến bài báo cuối cùng “Nâng cao trách nhiệm chăm sóc và giáo dục thiếu niên, nhi đồng”, có bút danh T.L, đăng Báo Nhân Dân ngày 01-06-1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết đăng trên 2.000 bài báo và gần 300 bài thơ, 500 trang truyện và ký, lấy khoảng 50 bút danh khác nhau. Đó là những di sản báo chí rất quý báu của dân tộc ta, trở thành một bộ phận hợp thành của tư tưởng Hồ Chí Minh.
Tôi còn nhớ, vào năm 1968, cuộc Kháng chiến chống Mỹ cứu nước của quân và dân ta đang bước vào giai đoạn quyết định. Cuộc Tổng tiến công mùa Xuân 1968 đã làm cho Mỹ và chính quyền Sài Gòn lúc đó bất ngờ, choáng váng. Cũng lúc này, GS. Phạm Minh Hạc [1] đã bắt đầu có những cuộc làm việc với lực lượng Quân đội nhân dân Việt Nam, đại diện là Trung tá Hoàng Linh [2] là Trưởng phòng nghiên cứu khoa học của Học viện Chính trị về những yêu cầu mới đặt ra là cần có những hiểu biết về tâm lý con người nói chung, tâm lý người chiến sĩ nói riêng, cần hiểu rõ hơn về người lính – người chiến sĩ đang cầm súng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và sau đó tìm cách động viên, khích lệ tinh thần chiến đấu, lòng dũng cảm hy sinh vì nền độc lập của dân tộc Việt Nam của những người lính này. Ý tưởng xây dựng một nền Tâm lý học quân sự Việt Nam đã có manh nha từ GS. Phạm Minh Hạc và các cán bộ cộng sự với ông, Tôi được biết, đã có nhiều buổi gặp gỡ, nhiều buổi nói chuyện cá nhân, nhiều buổi trao đổi theo nhóm những người tâm huyết vì một ngành khoa học mới cần cho quân đội, và ngành khoa học này chúng ta cần phải có hiểu biết thực sự về nó [3]. Nhiều buổi trò chuyện, trao đổi chính thức và không chính thức, nhiều bài giảng đã diễn ra về những vấn đề tâm lý con người, về khoa học Tâm lý học, về Tâm lý học quân sự đã diễn ra tại nơi làng quê nghèo, nơi sơ tán của Cục Tuyên huấn -Tổng Cục Chính trị thuộc thôn Phùng Thượng, Sơn Tây [4].