TCGCVN – Hội thảo khoa học với chủ đề “Minh triết giáo dục Hồ Chí Minh và đổi mới giáo dục THPT Việt Nam – Góc nhìn từ cơ sở” được tổ chức vào buổi sáng ngày 05 tháng 10 năm 2014, tại Trường THPT Đông Đô, quận Tây Hồ, Hà Nội. Đồng chủ trì hội thảo gồm có Hội Cựu giáo chức Việt Nam; Hội Khoa học Tâm lý – Giáo dục Việt Nam; Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội; Viện Nghiên cứu hợp tác phát triển giáo dục; Viện Trí Việt; Trường THPT Đông Đô; Trung tâm sáng tạo Việt.
Trong giáo dục, đạo đức giúp hình thành nhân cách, tạo nên những con người có trách nhiệm, biết tôn trọng và yêu thương người khác. Giáo dục đạo đức không chỉ giúp học sinh nhận thức đúng đắn về các giá trị đạo đức mà còn rèn luyện thói quen hành vi đạo đức, biết sống vì mọi người và vì sự phát triển của đất nước. Đạo đức là nền tảng để xây dựng một cộng đồng văn minh, công bằng và nhân ái, nó giúp duy trì trật tự xã hội, giảm thiểu các tệ nạn và tạo ra môi trường sống lành mạnh, an toàn cho mọi người. Vì vậy, việc giáo dục đạo đức cần được chú trọng và thực hiện từ gia đình, nhà trường đến toàn xã hội.
Đối với học sinh việc giáo dục đạo đức là vô cùng cần thiết, giúp các em nhận thức đúng đắn về các giá trị sống, biết phân biệt đúng sai và hành xử một cách có trách nhiệm hình thành nhân cách tốt, biết tôn trọng và yêu thương người khác, từ đó xây dựng mối quan hệ xã hội lành mạnh. Điều này không chỉ góp phần tạo nên một môi trường học tập tích cực mà còn chuẩn bị cho các em trở thành những công dân tốt, có ích cho xã hội.
TCGCVN - Việc tăng lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng/tháng từ ngày 1/7/2024 đồng nghĩa với chế độ của học sinh trường dân tộc nội trú cũng tăng theo. Đây cũng là điều kiện quan trọng để các Trường Phổ thông dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh Phú Thọ chăm lo tốt hơn bữa ăn cho các em học sinh.
TCGCVN - Sáng 3/10, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã tiếp bà Caroline Beresford, Đại sứ New Zealand tại Việt Nam, trong một buổi làm việc tại Bộ GD&ĐT. Tại đây, Đại sứ đã bày tỏ sự vui mừng khi được gặp gỡ và chia sẻ những mất mát mà các tỉnh miền Bắc Việt Nam đã trải qua sau cơn bão Yagi.
TCGCVN – Hội thảo khoa học với chủ đề “Minh triết giáo dục Hồ Chí Minh và đổi mới giáo dục THPT Việt Nam – Góc nhìn từ cơ sở” được tổ chức vào buổi sáng ngày 05 tháng 10 năm 2014, tại Trường THPT Đông Đô, quận Tây Hồ, Hà Nội. Đồng chủ trì hội thảo gồm có Hội Cựu giáo chức Việt Nam; Hội Khoa học Tâm lý – Giáo dục Việt Nam; Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội; Viện Nghiên cứu hợp tác phát triển giáo dục; Viện Trí Việt; Trường THPT Đông Đô; Trung tâm sáng tạo Việt.
TCGCVN – Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống Giáo dục Quốc dân, là cấp học đặt nền móng ban đầu cho việc giáo dục lâu dài nhằm hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ bởi vậy, rất nhiều phụ huynh đặc biệt quan tâm lựa chọn những nơi được đảm bảo an toàn. Một cơ sở “nhập nhèm” về pháp lý ngay từ khi bắt đầu lựa chọn trường cho con làm phụ huynh không khỏi lo lắng. Họ lên tiếng vì trách nhiệm xã hội là hoàn toàn đúng đắn và đáng được ghi nhận.
Trong nền kinh tế tri thức và bối cảnh khoa học - công nghệ phát triển mạnh mẽ, việc học tập suốt đời càng trở nên quan trọng. Đã đến lúc xây dựng luật về học tập suốt đời, song các chuyên gia, nhà nghiên cứu, nhà quản lý… cho rằng, cần nghiên cứu một cách thấu đáo cơ sở chính trị, pháp lý, khoa học, thực tiễn… để đưa ra các chính sách phù hợp, khả thi.
TCGCVN - Trong buổi trao đổi về “thực trạng và giải pháp đảm bảo an toàn giao thông cho lứa tuổi học sinh khi tham gia giao thông”, ông Nguyễn Trọng Thanh - Phó trưởng chi nhánh Công ty Luật TNHH Hà Đăng tại Bắc Ninh đã đưa ra những ý kiến về tình trạng, nguyên nhân và phương pháp giải quyết của vấn đề này.
Hà Nội, vùng đất địa linh nhân kiệt, hơn một nghìn năm trước đã được ông cha ta chọn là nơi định đô để tính kế lâu dài, mưu toan nghiệp lớn và ngày nay là Thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Trái tim của cả nước, trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, Hà Nội đã thành nơi lắng hồn núi sông ngàn năm với những khúc khải hoàn, trong đó, ngày giải phóng Thủ đô 10/10/1954 là một trong những mốc son chói sáng, tiếp tục kết nối những mạch nguồn lịch sử và tinh hoa của dân tộc, ngày càng tỏa sáng tinh thần yêu nước, yêu hòa bình, ý chí xưng nền văn hiến, xây nền độc lập, tình đoàn kết và khát vọng vươn lên để đã, đang và sẽ vẫn mãi là niềm tin yêu, hy vọng của cả nước.
TCGCVN - Đấu tranh, phản bác những quan điểm sai trái, thù địch, làm thất bại âm mưu và hoạt động "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch, góp phần ngăn chặn những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ, củng cố sự thống nhất tư tưởng trong Đảng, sự đồng thuận xã hội là một trong những nhiệm vụ trọng yếu trong công tác tư tưởng của Đảng. Vì vậy, để đấu tranh có hiệu quả, cần nhận diện đúng những quan điểm sai trái, thù địch biểu hiện trong giai đoạn hiện nay.
Giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông hiện nay có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt trong việc hình thành nhân cách và phát triển toàn diện cho các em. Cụ thể: Giáo dục đạo đức giúp học sinh hiểu và thấm nhuần các giá trị đạo đức, từ đó xây dựng nhân cách và lối sống lành mạnh. Những giá trị như trung thực, trách nhiệm, tôn trọng, và lòng nhân ái là nền tảng cho một cuộc sống tốt đẹp và hòa bình; Học sinh được giáo dục đạo đức sẽ biết cách ứng xử đúng mực trong các tình huống khác nhau, từ đó phát triển kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm. Điều này rất quan trọng trong việc xây dựng các mối quan hệ xã hội và làm việc hiệu quả trong cộng đồng; Việc giáo dục đạo đức giúp ngăn chặn các hành vi tiêu cực như bạo lực học đường, gian lận, và thiếu tôn trọng người khác. Học sinh có đạo đức sẽ biết phân biệt đúng sai và tránh xa các hành vi tiêu cực; Học sinh là thế hệ tương lai của đất nước. Việc giáo dục đạo đức từ sớm sẽ giúp các em trở thành những công dân tốt, có ý thức trách nhiệm với xã hội và đất nước.
TCGCVN - Tại phiên họp giả định "Quốc hội trẻ em" diễn ra ngày 29/9, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nguyễn Kim Sơn, nhấn mạnh rằng trường học hạnh phúc không thể tồn tại bạo lực học đường. Ông cho biết vấn đề này không chỉ là giả định, mà là thực trạng cần được giải quyết trong môi trường giáo dục.
TCGCVN – Như thông tin đã đưa, sau đợt thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024 -2025, nhiều phụ huynh, giáo viên các trường cấp 2 trong tỉnh Thái Bình đã bất ngờ và bức xúc bởi điểm số của con em dự kỳ thi không phản ánh đúng kết quả. Ngày 27/9/2024, UBND tỉnh Thái Bình có thông tin chính thức về kết luận thanh tra việc thực hiện chính sách pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn đối với Sở GD&ĐT, Giám đốc Sở, các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc tổ chức Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2024-2025 tại tỉnh.