1. Vấn đề hôm nay
  2. >
  3. Bạn đọc

BỘ ĐỘI CỤ HỒ - HIỆN THÂN CỦA Ý CHÍ VƯỢT KHÓ, NỖ LỰC VƯƠN LÊN HOÀN THÀNH MỌI NHIỆM VỤ

01:59 | 14/08/2024
aA

TCGCVN - Trong suốt 80 năm qua, gắn liền với quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam là tinh thần anh dũng, sáng tạo, vượt qua vô vàn khó khăn, gian khổ, hy sinh, xây dựng lực lượng đi từ không đến có, từ thô sơ đến từng bước hiện đại và hiện đại; cùng toàn dân đánh thắng những đội quân xâm lược nhà nghề hung bạo, giành độc lập cho dân tộc, bảo vệ vững chắc chủ quyền đất nước, thực hiện nghĩa vụ quốc tế cao cả. Quân đội ta đã nhận được trọn vẹn niềm tin yêu của nhân dân. “Bộ đội Cụ Hồ” là danh hiệu cao quý mà nhân dân đã đặt cho quân đội ta. Danh hiệu đó là hiện thân của phẩm chất “Trung với nước, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”.

1. Phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ là kết tinh của truyền thống dân tộc Việt Nam

Phẩm chất điển hình về tinh thần “khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng” của Quân đội ta có nguồn gốc sâu xa từ truyền thống dân tộc Việt Nam. Từ ngàn đời nay thường xuyên phải chống chọi với thiên tai, địch họa. Để có cơ đồ hôm nay, dân tộc ta đã phải vượt qua biết bao khổ cực, lầm than, quyết không chịu khuất phục, đầu hàng trước bất cứ mối đe dọa hay thống trị, áp bức nào của các thế lực cường quyền hay sự tàn phá khốc liệt của thiên nhiên.

Tinh thần và phẩm chất cao quý đó đã thấm đẫm trong mỗi quân nhân - những người lính từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, những người ngay từ khi sinh ra đã được tôi luyện trong môi trường “sáng chống bão dông, chiều ngăn nắng lửa” từ đời này qua đời khác.

Ý chí vượt qua mọi khó khăn của Quân đội ta còn bắt nguồn từ tinh thần học tập, noi theo tấm gương lẫm liệt của các chiến sĩ cách mạng tiền bối-những con người bất khuất, không hề nao núng trước đòn roi lao tù của thực dân, đế quốc. Chủ tịch Hồ Chí Minh-vị lãnh tụ thiên tài của cách mạng Việt Nam, danh nhân văn hóa kiệt xuất, người Cha kính yêu của lực lượng vũ trang ta đã bôn ba vượt qua biết bao gian truân khắp mọi chân trời góc bể để tìm ra con đường đưa nước ta thoát khỏi cảnh nô lệ.

Tư tưởng của Người “dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết dành cho được độc lập” đã truyền trao và tôi rèn ý chí sắt đá cho Quân đội ta vượt mọi khó khăn, gian khổ, hy sinh, chiến đấu và chiến thắng. Cũng chính điều đó đã giúp mang lại cho mỗi quân nhân niềm vinh dự cao quý với danh xưng Bộ đội Cụ Hồ.

Ý chí vượt khó khăn, gian khổ để làm nên chiến thắng của Bộ đội Cụ Hồ nằm ngoài sự tưởng tượng của các đội quân xâm lược vốn luôn tuyệt đối hóa sức mạnh vật chất. Trong các chiến lược quân sự hay kế hoạch tác chiến của họ đã không tính đến hoặc rất xem nhẹ yếu tố chính trị tinh thần. Vì vậy, họ đã đưa ra lời giải không đúng cho bài toán khi một đội quân ban đầu chỉ có 34 chiến sĩ “đầu trần, chân đất”, với vũ khí hết sức thô sơ, chỉ là súng trường, súng kíp, không có ai được học trong một trường quân sự nào, phải hoạt động trong điều kiện bí mật, đối đầu với đội quân viễn chinh được trang bị tối tân với đầy đủ máy bay, xe tăng, đại bác và một bộ máy điều hành chiến tranh khổng lồ, có cả sự trợ giúp của các hệ thống siêu máy tính.

2. Phẩm chất quyết chiến quyết thắng của bộ đội Cụ Hồ trong chiến đấu

Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, khi so sánh tương quan lực lượng, nhất là về hỏa lực, công sự trận địa, phương thức tiếp tế, bảo đảm hậu cần, quân Pháp đều cho rằng Việt Minh không dám và không thể tiến công tập đoàn cứ điểm kiên cố này. Họ hoàn toàn bất ngờ về những cỗ pháo nặng hàng tấn được kéo bằng sức người qua những vực sâu, dốc núi cheo leo dựng đứng, để chiếm lĩnh điểm cao, trút đạn trúng kẻ thù ngay từ loạt đạn đầu.

Họ không ngờ đến sự có mặt của những chiếc xe đạp thồ có sức chở mỗi xe tới hơn 300kg đã vận chuyển hàng vạn tấn hàng cho mặt trận theo những con đường mòn mà máy bay Pháp không thể phát hiện. Họ cũng hoàn toàn bất ngờ về những chiến hào được đào sau những con cúi rơm chắn đạn bắn thẳng ngày một tiến sát, vây chặt các cứ điểm, vô hiệu hóa hỏa lực pháo binh, không quân của Pháp để thực hiện phương châm “đánh chắc, tiến chắc”, làm nên một Điện Biên Phủ “chấn động địa cầu”.

Khi nói về tương quan lực lượng, không một giáo trình quân sự nào trên thế giới có thể giải thích được thắng lợi của những trận chiến không cân sức như trận “1 thắng 20” của tiểu đội Bùi Ngọc Đủ đã đánh lui cả tiểu đoàn quân Mỹ hay sức chịu đựng của những người lính Giải phóng quân ở Thành cổ Quảng Trị năm 1972.

Đây là hai trong những minh chứng sinh động nhất về ý chí cứng hơn sắt thép của Bộ đội Cụ Hồ. Địch đã trút xuống đây lượng bom đạn tương đương với 7 quả bom nguyên tử loại Mỹ đã ném xuống để hủy diệt hai thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Trên mặt đất, không một sinh vật nào có thể tồn tại. Còn dưới hầm sâu thì ngập tràn nước từ dòng Thạch Hãn. Trong “chảo lửa” ấy, người trước vừa ngã xuống liền có người sau thay thế để các tay súng liên tục trụ vững và chiến đấu suốt 81 ngày đêm, góp phần tạo nên thế thuận lợi cho mặt trận đấu tranh ngoại giao của cách mạng Việt Nam.

Ai đã vào thăm Chiến khu Rừng Sác trong rừng ngập mặn Cần Giờ có thể hình dung được phần nào hoàn cảnh gian khổ mà các chiến sĩ đặc công đã vượt lên để sống và chiến đấu: Nước bốn bề, vẫn héo khô vì khát/ Rừng bạt ngàn chẳng còn đâu bóng mát/ Chất diệt cây đốt trụi lá, trơ cành/ Ác liệt tột cùng thử thách tuổi xanh/ Ốm không thuốc, rau rừng thay gạo/ Vẫn cưa bom, lấy thuốc nhồi thủ pháo/ Dự truy điệu chính mình, thanh thản ra đi... Đêm đêm, các anh đã bơi trong dòng nước có những con cá sấu hung dữ để đánh chìm các tàu chiến trên sông Lòng Tàu, đánh nổ tung các kho vũ khí trong thành Tuy Hạ hay đốt cháy tổng kho xăng Nhà Bè của địch... Sức sống mãnh liệt ấy, khí phách kiên cường ấy không một khoa học nào có thể giải thích được nếu không hiểu được ý chí vượt qua mọi thử thách, chấp nhận mọi hiểm nguy, sẵn sàng hy sinh của người lính Cụ Hồ.

Cũng chính tinh thần sáng tạo, vượt khó đã tạo nên đường Hồ Chí Minh huyền thoại cả trên đất liền và trên biển cho những Đoàn tàu không số, những đoàn xe “không kính” vận chuyển vũ khí dưới con mắt điện tử xăm xoi, đánh phá ngày đêm của địch và cho hàng nghìn ki-lô-mét đường ống dẫn dòng chảy xăng dầu từ hậu phương miền Bắc vào tiếp sức cho chiến trường miền Nam.

Trong Chiến dịch Phòng không Hà Nội-Hải Phòng cuối năm 1972, Mỹ đã dùng một lực lượng không quân khổng lồ với các loại máy bay tối tân nhất như: B-52, F-111... hòng “đưa miền Bắc Việt Nam trở về thời kỳ đồ đá” và làm nhụt ý chí của cả một dân tộc. Dù đã tính toán rất kỹ, che chắn, lẩn trốn rất kỹ nhưng số máy bay, trong đó có các "pháo đài bay" B-52 bị bắn hạ ngày một nhiều. Chúng không ngờ rằng trí thông minh, sáng tạo và tinh thần vượt khó đã giúp bộ đội nghiên cứu, tìm ra kỹ thuật “vạch nhiễu” trên màn hình ra-đa, nhận diện B-52 để tiêu diệt.

Cũng nhờ tự tìm tòi, nghiên cứu mà kỹ thuật rà phá thủy lôi, bom từ trường đã giúp bộ đội ta vô hiệu hóa sự phong tỏa các luồng lạch cửa sông miền Bắc. Những kỹ thuật này chưa từng có trong bất cứ một cẩm nang quân sự nào trên thế giới mà là sản phẩm trí tuệ ra đời trong chiến đấu của Bộ đội Cụ Hồ. Trước thất bại thảm hại và ê chề, Mỹ đã buộc phải ký kết Hiệp định Paris về kết thúc chiến tranh ở Việt Nam.

3. Phát huy phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ trong hòa bình và thời kỳ mới

Trong hòa bình, trước những thách thức an ninh phi truyền thống ngày càng gay gắt, việc thực hiện chức năng “đội quân chiến đấu, đội quân công tác, đội quân lao động sản xuất” vẫn không ngừng được phát huy và nảy nở rất nhiều mô hình, tấm gương sáng tạo, vượt khó trong toàn quân.

Giữa biển khơi mênh mông sóng gió, cùng với những hòn đảo tiền tiêu xa xôi là những nhà giàn DK với những tay súng đang ngày đêm khẳng định chủ quyền đất nước. Nơi đây, thử thách mà người lính Cụ Hồ đã kiên cường và bền bỉ vượt qua không chỉ là bão tố, là thiếu nước ngọt, rau xanh mà còn là cả nỗi nhớ gia đình, người thân, nhất là mỗi khi Tết đến, xuân về. Trong điều kiện khắc nghiệt của khí hậu biển, vẫn có các giải pháp bảo quản, chống ăn mòn, bảo đảm cho vũ khí luôn sẵn sàng chiến đấu, vẫn có rau xanh nuôi dưỡng bộ đội và có điện, có mạng viễn thông để rút ngắn khoảng cách tới bờ.

Rà phá bom, mìn, xử lý chất độc tồn lưu sau chiến tranh; phòng, chống thiên tai, cứu hộ-cứu nạn, giúp dân trong bão lũ, dịch bệnh... được xác định là nhiệm vụ chiến đấu trong thời bình với biết bao hiểm nguy và người lính hôm nay luôn vượt qua bằng sự can trường cùng kiến thức chuyên môn vững vàng. Nhiều kinh nghiệm bảo đảm đời sống trong điều kiện khắc nghiệt còn được các chiến sĩ “mũ nồi xanh” phổ biến cho người dân châu Phi xa xôi, neo lại trong tâm trí họ hình ảnh đẹp của Bộ đội Việt Nam - Bộ đội Cụ Hồ.

Hiện nay, nhiệm vụ điều chỉnh tổ chức lực lượng quân đội theo hướng tinh, gọn, mạnh đòi hỏi mỗi quân nhân phải đổi mới tư duy để giải quyết hợp lý các mối quan hệ giữa con người và vũ khí, giữa số lượng và chất lượng con người, giữa yêu cầu xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao và chính sách đãi ngộ, trọng dụng nhân tài... Điều đó đòi hỏi mỗi cán bộ, chiến sĩ phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, ý chí vượt mọi khó khăn, học tập không ngừng để vươn tới những đỉnh cao khoa học quân sự. Đây cũng là những chuẩn mực phát huy phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ trong thời kỳ mới.

Với sự phát triển như vũ bão của khoa học - công nghệ, vũ khí không ngừng được cải tiến, hiện đại hóa. Vì vậy, đỉnh cao tri thức cần chinh phục là không có giới hạn. Khó khăn này được vượt qua thì thử thách mới lại xuất hiện, đòi hỏi sự phấn đấu, học tập bền bỉ, không ngừng nghỉ. Để động viên, khích lệ tinh thần say mê, sáng tạo, vượt khó vươn lên hoàn thành những nhiệm vụ khó khăn, phức tạp, nguy hiểm trong hoạt động đặc thù quân sự của bộ đội, cần có nhiều giải pháp đồng bộ.

Khác với thời kỳ “cả nước là một chiến trường, toàn dân là lính”, ngày nay, việc quan tâm chăm lo chính sách đãi ngộ để quân nhân yên tâm phục vụ là rất cần thiết. Tuy tiền bạc, vật chất là quan trọng nhưng không phải là tất cả. Với nhiều người, có những giá trị phi vật thể còn cao quý hơn. Đó là cơ hội để họ thể hiện lòng yêu nước, để cống hiến sức lực, trí tuệ cho Tổ quốc, để vinh dự được mang danh hiệu cao quý Bộ đội Cụ Hồ.

4. Kết luận

Anh “Bộ đội Cụ Hồ” là danh hiệu cao quý, thiêng liêng và thân thiện mà nhân dân đã đặt cho quân đội ta. Phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” là kết tinh những giá trị truyền thống của con người Việt Nam trong lịch sử và được bồi đắp bởi tinh thần, ý chí cách mạng của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ trong Quân đội nhân dân Việt Nam ngày nay.  

Thế hệ trẻ hôm nay thường xuyên được giáo dục, bồi đắp tinh thần yêu nước, được truyền thụ những kinh nghiệm quý báu của cha ông và được trang bị những tri thức khoa học tiên tiến, nhất định sẽ kế tục xứng đáng truyền thống “khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng” của Bộ đội Cụ Hồ. Cùng với những trang sử hào hùng của đất nước, danh hiệu Bộ đội Cụ Hồ với những phẩm chất cao quý trong suốt 80 năm qua xứng đáng là một di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đầy tự hào của mỗi cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam, tạo nên tiềm lực chính trị - tinh thần to lớn của sức mạnh bảo vệ Tổ quốc. Di sản ấy cần được giữ gìn, làm giàu và lan tỏa không ngừng trong thời kỳ mới.

Trung tướng, PGS, TS PHẠM QUỐC TRUNG,

nguyên Hiệu trưởng Trường Sĩ quan Chính trị

 

Ý kiến bạn đọc
BÀN VỀ NGUY CƠ SUY THOÁI ĐẠO ĐỨC CỦA HỌC SINH PHỔ THÔNG HIỆN NAY
Trong giáo dục, đạo đức giúp hình thành nhân cách, tạo nên những con người có trách nhiệm, biết tôn trọng và yêu thương người khác. Giáo dục đạo đức không chỉ giúp học sinh nhận thức đúng đắn về các giá trị đạo đức mà còn rèn luyện thói quen hành vi đạo đức, biết sống vì mọi người và vì sự phát triển của đất nước. Đạo đức là nền tảng để xây dựng một cộng đồng văn minh, công bằng và nhân ái, nó giúp duy trì trật tự xã hội, giảm thiểu các tệ nạn và tạo ra môi trường sống lành mạnh, an toàn cho mọi người. Vì vậy, việc giáo dục đạo đức cần được chú trọng và thực hiện từ gia đình, nhà trường đến toàn xã hội. Đối với học sinh việc giáo dục đạo đức là vô cùng cần thiết, giúp các em nhận thức đúng đắn về các giá trị sống, biết phân biệt đúng sai và hành xử một cách có trách nhiệm hình thành nhân cách tốt, biết tôn trọng và yêu thương người khác, từ đó xây dựng mối quan hệ xã hội lành mạnh. Điều này không chỉ góp phần tạo nên một môi trường học tập tích cực mà còn chuẩn bị cho các em trở thành những công dân tốt, có ích cho xã hội.
Hòa trong không khí tưng bừng của cả nước chào mừng tri ân các nhà giáo, vừa qua THCS-THPT Newton long trọng tổ chức “Lễ kỷ niệm 40 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11” nhằm tôn vinh những thầy giáo, cô giáo đang từng ngày từng giờ say sưa trên bục giảng để cống hiến to lớn cho sự nghiệp trồng người.
Khi nói về công lao của những thầy, cô giáo đối với sự nghiệp giáo dục miền núi Nghệ An, không thể không nói đến cố Nhà giáo Ưu tú Lô Xuân Minh – cố Hiệu trưởng Trường THSP Miền núi Nghệ An.
Hằng năm, cứ vào mùa khai trường, vào những ngày của tháng 11, trong tâm trí tôi lại sống dậy mạnh mẽ những kỉ niệm vui buồn, sâu sắc của một thuở đi dạy học nhiều gian nan vất vả, nhiều khó khăn và thương nhớ. Với tôi, tình cảm tôn sư trọng đạo, đạo lí tôn sư trọng đạo luôn luôn âm thầm, sâu lắng nhưng cũng hết sức mạnh mẽ và cao cả. Xin chia sẻ đôi điều về những ngày thương khó của một thuở đi dạy học như là sự tri ân đối với nghề nghiệp cao quý mà mình đã mang duyên nợ suốt cả cuộc đời. Và, cũng từ những ngày dạy học thương khó đó rút ra được những suy ngẫm sâu sắc về truyền thống tôn sư trọng đạo trong dòng chảy văn hóa Việt.                           
Ngày 03/11/ 2022 Hội Cựu Giáo chức tỉnh Lạng Sơn tổ chức Hội nghị biểu dương hội viên tiêu biểu và Kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2022)
Ngày 01/11/2022 Hội Cựu Giáo chức Học viện Ngân Hàng tổ chức Đại hội lần thứ 2 nhiệm kỳ 2022 -2027tại hội trường lớn Học viện Ngân hàng. Dự Đại hội có 158/235 hội viên đã được triệu tập. Đại hội vinh dự được đón tiếp các đại biểu, khách mời đại diện cho Hội Cựu giáo chức Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Công đoàn Ngân hàng Việt Nam, Lãnh đạo Học viện Ngân Hàng.  
GCVN: Kì thi Học sinh giỏi các môn văn hóa và khoa học được tổ chức thường niên là một hoạt động chuyên môn quan trọng nhằm đánh giá chất lượng giáo dục mũi nhọn của các trường THCS.
Dạy học trực tuyến là phương thức dạy học từ xa với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, người dạy và người học thực hiện các hoạt động tương tác với nhau thông qua màn hình ảo nhằm thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ dạy học theo chương trình, kế hoạch đã xác định. Cơ sở khoa học của dạy học trực tuyến là các luận điểm triết học duy vật biện chứng về quy luật nhận thức của người học và những thành tựu của Tâm lý học, Giáo dục học hiện đại. Dạy học trực tuyến là xu thế tất yếu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, của quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục.
Kính lễ với người thầy là truyền thống đạo lý tốt đẹp của người Việt ta. Từ xa xưa người Việt hầu như ai từng đi học cũng đều thuộc câu ca: “Muốn sang thì bắc cầu kiều / Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”. Yêu kính thầy cô, quý trọng tri thức và vì thế vị trí của người thầy luôn được đặt rất cao trong nấc thang xã hội. Theo đà phát triển của xã hội, một số quan niệm không còn phù hợp trong xã hội hiện đại; trong đó liên quan đến môi trường giáo dục, người học có thêm nhiều phương thức, tự do hơn trong học tập. Vai trò, vị thế của người thầy và quan hệ giữa thầy cô với học sinh, với cha mẹ học sinh cũng có những thay đổi. Giáo dục không còn đơn thuần một chiều, thụ động.
Hệ thống giáo dục 4.0 áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến, trên 3 ứng dụng: Một là, sử dụng các thiết bị thông minh để hỗ trợ cho giáo dục và đào tạo. Hai là, tổ chức các khóa học trực tuyến thông qua mạng Internet. Ba là, ứng dụng sáng tạo mở, kết hợp người học và máy tính để thực hiện các nhiệm vụ học tập sáng tạo.
Sáng ngày 18/10/2022, chương trình Báo cáo Dự án “Văn học sáng tạo” mùa 2 của thầy và trò trường TH - THCS Pascal (Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội) đã diễn ra thành công tốt đẹp. Các bạn học sinh với diễn xuất ấn tượng đã mang tới buổi báo cáo những tiểu phẩm sân khấu hóa đặc sắc được lấy cảm hứng từ các bài thơ, trường ca của nhà thơ Trần Đăng Khoa  và tái hiện lại trên sân khấu. Bên cạnh đó, các bạn học sinh đã cùng tham gia hoạt động trải nghiệm trưng bày, trao đổi sách vô cùng thú vị và bổ ích.
Đam mê công nghệ thông tin thôi thúc Nguyễn Văn Hiệp xin nghỉ việc, dành toàn thời gian học lập trình online ở tuổi 25 và chuyển nghề sau ba tháng.
Sau 5 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, nhiệt tình, trách nhiệm và hiệu quả, sáng 11/10/2022, Học viện Báo chí và Tuyên truyền phối hợp với Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục, Đại học Vinh tổ chức Lễ Bế mạc đợt khảo sát chính thức đánh giá chất lượng giáo dục 04 chương trình đào tạo trình độ đại học các ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học, Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam, Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước, Kinh tế chính trị.
GD&TĐ - Hàng loạt giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục Tiểu học đã được ngành giáo dục Lào Cai đưa ra để các nhà trường triển khai, tháo gỡ.
GD&TĐ - Giờ dạy có sự hài hòa giữa lý thuyết, bài tập, thực hành để học sinh nắm vững nội dung cốt lõi nhưng không được cắt xén hay giảm tiết môn học.
Điện ảnh là ngành được xác định là tiên phong trong công nghiệp văn hóa ở Việt Nam. Làm sao để Điện ảnh phát triển, thực sự đem lại GDP, quảng bá văn hóa con người Việt Nam ra thế giới, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với ông Vi Kiến Thành- Cục trưởng Cục Điện ảnh để làm rõ hơn vấn đề này.
Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch Hàn Quốc mới đây cho biết nhạc hội văn hóa đầu tiên trong khuôn khổ triển lãm K Expo Vietnam 2022 đã diễn ra tại thủ đô Hà Nội, mở màn cho sự kiện giao lưu văn hóa giữa Hàn Quốc và Việt Nam.
Văn hóa giao thông có lẽ là thuật ngữ được nhiều người nhắc đến từ người tham gia giao thông cho đến các bạn học sinh khi còn ngồi ghế của nhà trường. Nhưng để hiểu văn hóa giao thông là gì? Và tham gia như thế nào để thể hiện sự văn hóa thì không phải ai cũng nắm rõ được. Hãy cùng Anycar tìm hiểu rõ vấn đề này qua bài viết này nhé!
(DNTO) - Trong giai đoạn hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp vẫn chưa thành công trong chiến lược chuyển đổi số bởi rất nhiều nguyên nhân. Nhiều doanh nghiệp cho biết hiện tiến trình chuyển đổi số đang rất chậm do thiếu vốn, thiếu nguồn nhân lực và cả đơn vị cung cấp giải pháp.
(DNTO) - Tuần qua, bộ 3 cổ phiếu thép “đình đám” là CTCP Tập đoàn Hòa Phát HPG (+10,5%), Công ty Cổ phần Thép Nam Kim NKG (+14.9%), Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen HSG (+19,9%), đều ghi nhận mức tăng khá ấn tượng.
GD&TĐ - Nếu nhiễm lại một tuýp virus dengue khác, bệnh nhân có thể bị nặng hơn, dễ trở thành sốt xuất huyết dengue hoặc sốc dengue.
GD&TĐ - Chào mừng 92 năm ngày phụ nữ Việt Nam, Công đoàn Formosa Hà Tĩnh tổ chức giải kéo co cho nữ công nhân với những trận đấu hấp dẫn, kịch tính.
Thay mặt Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh vừa ký ban hành Nghị định số 83/2022/NĐ-CP ngày 18/10/2022 quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
GD&TĐ - Một siêu thị Điện Máy Xanh ở TP. Đà Nẵng đã bị mất 130 chiếc điện thoại trị giá hơn 1,2 tỷ đồng khi cho người dân vào tránh lụt đêm 14/10.
GD&TĐ - Đầu năm 2022, khoảng 75% trường học ở Mỹ yêu cầu học sinh, giáo viên đeo khẩu trang khi học trực tiếp, theo số liệu từ Trung tâm Thống kê Giáo dục quốc gia. Đến trước khi nghỉ hè, con số này giảm xuống 15%.
GD&TĐ - Trường ĐH Oxford, Anh, tiếp tục đứng đầu danh sách trường đại học thế giới năm 2023 của THE trong 7 năm liên tiếp.
GD&TĐ -Tại Hàn Quốc, chương trình giáo dục phổ thông không tổ chức dạy thể dục cho học sinh lớp 1 và lớp 2, những năm đầu tiểu học.
GD&TĐ - Nhiều gia đình khó khăn tại Indonesia buộc phải cho con nghỉ học do không đủ khả năng chi trả học phí.
GD&TĐ - Trung Quốc đang cần hàng triệu công nhân lành nghề để duy trì hoạt động của nền kinh tế như thợ sửa ô tô, chữa điện lạnh, kỹ thuật viên máy tính… Tuy nhiên, hệ thống giáo dục nghề nghiệp nước này đã rơi vào tình trạng hỗn loạn, khiến nền kinh tế của họ không đủ khả năng để thay thế hàng triệu người có tay nghề cao sắp nghỉ hưu trong bối cảnh dân số già và lực lượng lao động bị thu hẹp.
20 năm qua đã có rất nhiều ý kiến tâm huyết của cá nhân hoặc tập thể các nhà giáo dục, các nhà khoa học trong và ngoài nước đóng góp cho sự nghiệp GD-ĐT nước nhà. Có thể kể một số kiến nghị chính sau đây: Kiến nghị của Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cuối năm 1996(2), 2000(3), 2005(4); Kiến nghị của Đại tướng Võ Nguyên Giáp năm 2004-2006(5); Kiến nghị của 24 GS và nhà khoa học trong và ngoài nước do GS Hoàng Tụy chủ biên năm 2004(6); Đề án kiến nghị của nhóm trí thức người Việt ở nước ngoài do GS Vũ Quang Việt chủ biên năm 2005(7); Báo cáo “lựa chọn thành công” trong đó có một phần đánh giá về GD-ĐT của nhóm GS và chuyên gia thuộc trường Đại học Harvard trình trực tiếp thủ tướng cuối năm 2007(8); Kiến nghị của nhóm nghiên cứu đề tài khoa học cấp Nhà nước do bà Nguyễn Thị Bình làm chủ nhiệm 2008(9); Riêng mảng cơ cấu hệ thống giáo dục nói chung và hệ thống dạy nghề nói riêng có kiến nghị năm 2011(10) của Đặng Danh Ánh và một số kiến nghị của 30 nhà khoa học trong và ngoài nước đã được in thành sách năm 2007(11).
GD&TĐ -Từ năm học 2022 - 2023, Bộ Giáo dục Bờ Biển Ngà ban hành quy định học sinh có điểm trung bình năm học dưới 8,5 trên thang điểm 10 sẽ bị đuổi học.