TCGCVN - Ngày 25/6, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đã quyết định tặng bằng khen và chỉ đạo các đơn vị liên quan trực thuộc Bộ thực hiện “thưởng nóng”cho cá nhân, tập thể thuộc lực lượng công an thành phố Đà Nẵng đã có thành tích xuất sắc trong việc triệt phá đường dây sản xuất sách giáo khoa giả đặc biệt lớn tại Đà Nẵng và TPHCM.
Đại tướng William Child Westmoreland (1914 – 2005) là người chỉ huy cao nhất của quân lực Mỹ tại chiến trường miền Nam Việt Nam trong thời gian từ năm 1964 đến 1972. Ông chính là viên tướng chỉ huy cao nhất của quân lực Mỹ và đồng minh trong thời kỳ mà cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam đạt tới đỉnh cao nhất, bộc lộ đầy đủ nhất bản chất cũng như những đặc điểm của nó. Rồi sau đó, khi cuộc chiến kết thúc, Westmoreland cũng là người có những lời nói và hành vi tiêu biểu cho một cách ứng xử của chính giới và tướng lĩnh Mỹ đối với di sản của cuộc chiến. Vì vậy, tìm hiểu con người, tư duy chiến lược khi cầm quân và các cách ứng xử của tướng Westmoreland sẽ góp phần rất quan trọng trong việc làm rõ bản chất của toàn bộ cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam và một số vấn đề của thời hậu chiến.
Mỗi giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước luôn đặt ra những yêu cầu khác nhau về cơ cấu lao động, ngành nghề, trình độ đào tạo. Để có được đội ngũ lao động kĩ thuật đồng bộ về cơ cấu ngành nghề, trình độ, việc phân luồng trong giáo dục đóng vai trò quan trọng. Chủ trương phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở (THCS) đã được cụ thể hóa trong Chiến lược phát triển giáo dục và các văn bản pháp quy khác của Chính phủ, thực tế đã cho thấy hiệu quả tốt. Trong những năm qua, cơ cấu trình độ và ngành nghề của nguồn nhân lực quốc gia bước đầu đã có sự phát triển cân đối, đáp ứng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Việc phân luồng học sinh sau THCS không làm triệt tiêu các cơ hội học lên của học sinh, mà còn đa dạng hoá phương thức học, luồng học, tạo điều kiện học tập suốt đời cho mọi người, góp phần xây dựng xã hội học tập.
Trí tuệ nhân tạo (AI) đang phát triển bùng nổ và mang lại nhiều tác động tích cực và cả những thách thức. Ngành giáo dục cũng không đứng ngoài xu hướng đó. AI đã mang đến nhiều ích lợi cho giáo viên nhưng cũng khiến giáo viên phải lưu ý nhiều điều. Bài viết này phân tích và liên hệ những vấn đề mà giáo viên gặp phải trong môi trường giáo dục của một trường tư thục trên địa bàn Hà Nội, với bộ môn Khoa học máy tính và Công nghệ thông tin nói riêng. Qua đó, bài viết cũng đề xuất một vài giải pháp để việc triển khai có thể diễn ra một cách phù hợp và hiệu quả.
GD&TĐ - Cách đây gần 1 năm, bà Hoàng Thị Lan (nguyên là Phó Hiệu trưởng Trường Mầm non Tam Đình, huyện Tương Dương, Nghệ An) nghỉ hưu theo chính sách tinh giản biên chế. Tuy nhiên sau đó, bà bị cơ quan Bảo hiểm xã hội (BHXH) hủy quyết định hưởng chế độ hưu trí và thu hồi số tiền lương hưu đã nhận trong 6 tháng.