1. Tư vấn phản biện
  2. >
  3. Diễn đàn Giáo dục

TÁC ĐỘNG CỦA MẠNG XÃ HỘI, CHATGPT ĐẾN HỌC SINH, SINH VIÊN VÀ GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG CỦA GIÁO DỤC

11:01 | 30/08/2023
aA

TCGCVN - Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang làm khuynh đảo mọi lĩnh vực hoạt động của xã hội. Trong đó, giáo dục là lĩnh vực bị tác động mạnh mẽ nhất. Giáo dục đang ở đỉnh điểm của sự bùng nổ lớn về đổi mới trên phạm vi toàn thế giới. Những thành tựu về công nghệ số và trí tuệ nhân tạo AI, ChatGPT đang trở thành trung tâm của sự bùng nổ trong quá trình đổi mới, phát triển giáo dục và đào tạo.

Tập huấn “Ứng dụng ChatGPT trong dạy học”, tại Trường Cao đẳng Kinh tế, Kỹ thuật, Thương mại

 

1. Đặt vấn đề: Phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với tiến bộ khoa học và công nghệ là một nội dung trong quan điểm chỉ đạo đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã được xác định trong Nghị quyết số 29-NQ/TƯ, Hội nghị lần thứ Tám Ban chấp hành Trung ương Khóa XI. Trong định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 – 2030, Văn kiện Đại hội XIII của Đảng tiếp tục khẳng định:Tạo đột phá trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thu hút và trọng dụng nhân tài. Thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng mạnh mẽ thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội…” (Tr.115). Ngày 03/6/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 749/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Chương trình Chuyển đổi số quốc gia là một bước cụ thể hóa quan điểm ứng dụng thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào thực hiện các mục tiêu phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, thúc đẩy quá trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo sang một giai đoạn mới. Qua các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Chính phủ cho thấy sự nhất quán và quyết tâm của các cấp quản lý cao nhất trong việc khai thác, sử dụng thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào công cuộc đổi mới đất nước. Đó là cơ sở pháp lý đảm bảo cho việc ứng dụng những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, xây dựng nhà trường số, nhà trường thông minh.

Trong thực tiễn, việc ứng dụng những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, xây dựng nhà trường số, nhà trường thông minh đã và đang được triển khai với các mô hình, các phương thức và các công cụ hỗ trợ khác nhau. Với sự hỗ trợ của mạng xã hội, trong lĩnh vực giáo dục đã xuất hiện mô hình ứng dụng ICT (Information and Communication Technologies - Công nghệ thông tin và Truyền thông) trong xây dựng nhà trường thông minh, nhà trường số hóa.

Từ đầu năm 2023, việc ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo AI, ChatGPT trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo đang nổi lên như một vấn đề nóng, trở thành tâm điểm thu hút sự quan tâm của các nhà quản lý, các nhà khoa học, của đội ngũ nhà giáo và học sinh, sinh viên. Việc ứng dụng thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào lĩnh vực giáo dục và đào tạo chủ yếu được thực hiện dựa trên nền tảng của mạng xã hội. Kể cả trí tuệ thông minh AI, ChatGPT cũng được xây dựng dựa vào nguồn thông tin dữ liệu trên mạng xã hội. Trong khi đó, thông tin trên mạng xã hội rất khó kiểm soát. Bên cạnh những thông tin tích cực, mạng xã hội đồng thời chứa đựng nhiều thông tin tieu cực, độc hại, tác động xấu đến các đối tượng học sinh, sinh viên. Điều đó đặt ra vấn đề phải nghiên cứu tìm ra giải pháp khắc phục, tạo cơ hội cho sự phát triển của giáo dục trong bối cảnh liên tục chịu sự tác động đa chiều của mạng xã hội.

2. Nội dung nghiên cứu

2.1. Khái quát về ứng dụng mạng xã hội và ChatGPT trong giáo dục

Việt Nam là một trong số những nước có tốc độ phát triển nhanh về công nghệ thông tin, số người sử dụng mạng xã hội ngày càng tăng. Theo thống kê, hiện nay, số lượng người sử dụng mạng xã hội là 72 triệu người (chiếm tỷ lệ 73% dân số). Việt Nam là quốc gia đứng thứ 18 thế giới về tỷ lệ người dân sử dụng mạng xã hội và là một trong 10 nước có lượng người dùng zalo, Facebook và Youtube cao nhất thế giới, trong đó thanh, thiếu niên trong độ tuổi học sinh, sinh viên chiếm tỷ lệ khá lớn. Đặc biệt, với sự xuất hiện của công nghệ trí tuệ nhân tạo AI (Artificial intelligence) đã tác động làm thay đổi lớn trong các lĩnh vực giải trí, truyền thông và giáo dục. Từ các ứng dụng zalo, Facebook, Youtube đến năm 2017 xuất hiện Tiktok và đầu năm 2023 ChatGPT được phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới. Đến nay, ChatGPT đang nổi lên như một vấn đề nóng trong lĩnh vực giáo dục, thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học và đang có các quan điểm khác nhau về ứng dụng ChatGPT trong giáo dục.  

ChatGPT (Chat Generative Pre-training Transformer) một chatbot do công ty khởi nghiệp OpenAI phát triển. ChatGPT được hiểu là một AI (trí tuệ thông minh nhân tạo) chứa đựng tất cả kho tàng tri thức của nhân loại và có khả năng xử lý, chế biến các tri thức đó thành các văn bản theo yêu cầu của người sử dụng. ChatGPT có thể trả lời lưu loát đầy đủ các câu hỏi mà người dùng đưa ra, bất kể là thắc mắc về lĩnh vực gì. Bên cạnh đó, ChatGPT còn có thể làm thơ, soạn nhạc, viết thư, thiết kế và thậm chí là cả sửa lỗi trong lập trình. Với những đặc tính đó, ChatGPT có thể đóng vai như một trợ giáo hay trợ lý khoa học ảo giúp các thầy, cô giáo trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Đối với người học, ChatGPT có thể giúp học sinh, sinh viên giải các bài tập, viết các bài văn, bài kiểm tra và trả lời các câu hỏi về mọi vấn đề học tập.

Mặc dù mới xuất hiện vào cuối năm 2022 và phổ biến trên thế giới vào đầu năm 2023 nhưng ChatGPT đã tạo nên một cơn sốt toàn cầu. Đã có nhiều cuộc thảo luận xoay quanh về lợi ích cùng những quan ngại về đạo đức trong quá trình sử dụng ChatGPT. Mối quan tâm hàng đầu là người dùng có thể sử dụng ChatGPT để đạo văn cả trong học tập và nghiên cứu khoa học.

2.2. Những tác động tích cực của mạng xã hội và ChatGPT đối với giáo dục

Giáo dục là ngành có thể cảm nhận được sức mạnh của mạng xã hội và ChatGPT gần như ngay lập tức. Nhiều chuyên gia giáo dục trên thế giới cho rằng, sự xuất hiện của ChatGPT là một công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) như một cơ hội cho sự đổi mới, phát triển giáo dục và đào tạo trong thời đại thông tin.

Sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã sản sinh ra công nghệ trí tuệ thông minh nhân tạo AI là cơ sở của ChatGPT. Trong tương lai gần sẽ còn xuất hiện các ứng dụng tương tự ở trình độ phát triển cao hơn, hoàn thiện hơn có nhiều lĩnh vực sẽ vượt trên tầm trí tuệ cá nhân của con người.

ChatGPT và các ứng dụng tương tự có thể mang đến nhiều lợi ích to lớn trong hoạt động giáo dục. Nó có thể được sử dụng như một trợ giảng ảo - tương tác với sinh viên trong các bài giảng, trả lời các câu hỏi về tài liệu học tập và các vấn đề liên quan đến khóa học.

ChatGPT có thể giúp giáo viên soạn giáo án tốt hơn. Về nội dung dạy học, ChatGPT có thể xác định các nội dung trong tâm, trọng điểm, có thể khai thác sâu các nội dung cần thiết theo ý đồ sư phạm của giáo viên. ChatGPT có thể giúp kết nối các nội dung trong bài giảng của môn học này với các nội dung các môn học khác có liên quan. Điều đó giúp cho giáo viên có thể giảng dạy theo phương pháp tích hợp liên môn và tích hợp nội môn một cách thuận tiện. Giáo án của giáo viên có thể soạn theo nhiều dạng khác nhau, có thể thu gọn, có thể kéo dài, có thể yêu cầu ChatGPT in đậm, đánh dấu những nội dung chính.

Về phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, ChatGPT có thể sử dụng ngôn ngữ và phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp với đặc điểm cá nhân của người học. ChatGPT có thể tạo ra môi trường ảo, đưa người học vào tương tác với các nhân vật ảo và các mô hình ảo, rèn luyện kỹ năng và trải nghiệm trong môi trường ảo. Điều đó tạo nên sự hứng thú cho người học.

Về quản lý, theo dự báo của các chuyên gia khoa học, ChatGPT có thể thúc đẩy làn sóng thứ 3 trong lĩnh vực giáo dục, tạo nên đỉnh điểm trong quá trình đổi mới chuyển sang một phương thức giáo dục hoàn toàn khác với các phương thức giáo dục truyền thống trong quá khứ. Đó là phương thức giáo dục cộng tác giữa môi trường thực với môi trường ảo, giữa trí tuệ nhân tạo với trí tuệ thực của con người. Trước mắt, ChatGPT có thể giúp giảm bớt sự quản lý của giáo viên, tăng cường trải nghiệm học tập được cá nhân hóa cho học sinh và khuyến khích ứng dụng kiến thức trong thế giới thực. ChatGPT không chỉ giúp giáo viên quản lý hồ sơ của học sinh mà còn giúp giáo viên quản lý năng lực cá nhân của từng học sinh.

Đối với người học, ChatGPT có thể giúp rèn luyện tư duy phản biện của người học, bằng cách tạo ra các văn bản thô để sinh viên sửa chữa, hoàn thiện, đưa ra các câu hỏi và các câu trả lời để người học lựa chọn và phê phán. Đặc biệt, ChatGPT có thể giúp cá nhân hóa quá trình học tập. Nó cho phép mỗi học sinh, sinh viên được tiếp xúc với những bài tập riêng biệt, phù hợp với khả năng và giúp rèn luyện cũng như khắc phục điểm mạnh và điểm yếu của từng người. Vừa qua, tại Trung tâm Số hóa giáo dục thuộc Viện Nghiên cứu hợp tác phát triển giáo dục đã công bố phần mềm ICOREST giúp học sinh giao tiếp với giảng viên ảo, bạn học ảo trong học tiếng Anh. Người học có thể vừa học, vừa nói chuyện với người ảo như thật.

Trong nghiên cứu khoa học, Chat GPT cũng có thể được sử dụng như một trợ lý nghiên cứu ảo, hỗ trợ giảng viên và sinh viên trong nghiên cứu đề tài khoa học, làm luận văn, luận án, các bài tiểu luận, khóa luận  hiệu quả hơn. ChatGPT có thể khái quát tổng quan các công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước và trên thế giới về vấn đề nghiên cứu, chỉ ra những gì đã nghiên cứu. Nhờ đó người nghiên cứu sẽ có kiến thức tổng quan chung về vấn đề nghiên cứu và phát hiện ra những vấn đề tiếp tục phải nghiên cứu.

Tóm lại, ChatGPT có thể làm được mọi công việc của người dạy và người học ở mọi cấp học. Đối với một số công việc, ChatGPT có thể làm tốt hơn con người. Vì vậy, có thể sử dụng ChatGPT như một công cụ để đổi mới, phát triển giáo dục trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

2.3. Những tác động tiêu cực của mạng xã hội và ChatGPT đối với giáo dục

Bất kỳ một thành tựu nào của khoa học khi ứng dụng vào thực tiễn đều có tác động hai mặt, cả tích cực và tiêu cực. Tác động tích cực càng lớn thì tác động tiêu cực càng mạnh. Giống như chúng ta sử dụng máy tính, cập nhật mạng xã hội thì bao giờ cũng có virus. Đôi khi virus độc hại còn phá hủy toàn bộ những thông tin quan trọng, hoặc thâm nhập vào các kho dữ liệu tuyệt mật quốc gia để đánh cắp thông tin. Nhưng không vì sợ virus mà không dùng máy tính, không dùng mạng xã hội. Những tác hại của mạng xã hội thì đã có nhiều tài liệu nghiên cứu, nhiều hội thảo đã chỉ ra. Đối với học sinh, sinh viên thì nguy cơ nghiện mạng xã hội ngày càng tăng. Song song với số lượng người dùng cao và tăng nhanh, tỷ lệ người dùng bị phụ thuộc hay "nghiện mạng xã hội" cũng ngày một tăng. Nghiện mạng xã hội là thuật ngữ chỉ một người nào đó dành quá nhiều thời gian của mình vào việc sử dụng các trang mạng xã hội một cách mất kiểm soát. Những người này bị mạng xã hội tác động sâu và ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, cuộc sống, công việc của bản thân. Một số nghiên cứu cho rằng, nghiện mạng xã hội thậm chí còn nguy hiểm hơn cả nghiện rượu bia hay thuốc lá. Chúng có thể làm mất đi sự kết nối của con người với cuộc sống thực, khiến con nghiện trở nên cô đơn và dễ nảy sinh tình trạng trầm cảm hoặc các trạng thái tâm lý không bình thường.

ChatGPT có đầy đủ những tác động tiêu cực của mạng xã hội, nhưng có những tác động ở mức độ cao hơn, tác động nhanh hơn, nguy hiểm hơn. Có thể khái quát những tác hại của mạng xã hội và ChatGPT trên các mặt như sau:

Một là, nguy cơ sinh ra tiêu cực, không trung thực của học sinh, sinh viên trong học tập.

Đây là nguy cơ đã xuất hiện từ khi có mạng xã hội. Học sinh, sinh viên có thể truy cập các trang mạng xã hội tìm kiếm các thông tin có sẵn để biến báo thành các bài tập của mình. Trong thực tiễn, tình trạng đạo văn trong học tập đã được nhiều thầy cô giáo phát hiện ra, một số nhà trường phải sử dụng phần mền rà soát tìm kiếm thông tin trùng lặp để chống các hiện tượng đạo văn trong các luận văn, luận án. Với sự xuất hiện của ChatGPT thì nguy cơ này càng mạnh hơn. Người học có thể sử dụng ChatGPT như một công cụ gian lận trong thi cử, bằng cách nhờ ChatGPT viết hộ bài thi, bài kiểm tra, làm các bài tập, thậm chí viết luận văn, luận án.

Đặc tính của ChatGPT là có thể sử dụng trí tuệ AI để phân tích, xử lý các câu hỏi và đưa ra các phương án trả lời rất nhanh mà không sao chép từ các nguồn tài liệu có sẵn. Cách đặt câu hỏi khác nhau thì câu trả lời cũng khác nhau về ngôn ngữ, về cách diễn đạt, về văn phong. Nếu sử dụng ChatGPT trong gian lận thi cử thì mỗi học sinh sẽ có một bài làm hoàn toàn không giống nhau. Vì vậy, các thầy cô giáo không thể phát hiện được sự trùng lắp trong bài thi và cách giải bài tập của học sinh, sinh viên.

Hai là, nguy cơ hình thành thói quen lười biếng trong học tập, giết chết tư duy sáng tạo của học sinh, sinh viên.

 Sự phụ thuộc, ỷ lại của người học vào mạng xã hội và ChatGPT sẽ tạo ra nguy cơ lười biếng, hạn chế tư duy sáng tạo của người học. Một ví dụ điển hình, khi học sinh tiểu học được sử dụng máy tính để thực hiện các phép tính cộng trừ nhân chia thì khả năng tính nhẩm của học sinh giảm hẳn so với khi không được sử dụng máy tính. Ở bậc học cao hơn, với việc hỗ trợ của các phần mềm chuyên dụng sẽ giúp cho sinh viên thực hiện cáp phép tính thống kê, toán cao cấp mà không phải đau đầu để thực hiện các bài toán tư duy. Chẳng hạn phầm mềm SPSS có thể giúp học viên cao học và nghiên cứu sinh xử lý số liệu trong tổng hợp kết quả điều tra xã hội học, tính phương sai, độ lệch chuẩn, so sánh tương quan và có thể vẽ các so đồ, biểu đồ. Học sinh, sinh viên chỉ việc thực hiện các thao tác theo quy trình công nghệ giản đơn là đạt được kết quả.

Với sự xuất hiện của công nghệ AI, ChatGPT có thể tác động vào các lĩnh vực khoa học xã hội, nhân văn và khoa học chính trị. Do đó, một số nhà khoa học đã cảnh báo rằng, công nghệ hiện đại có thể dẫn đến nguy cơ lười học, lười suy ngĩ và giết chết tư duy sáng tạo của học sinh, sinh viên. Mặc dù mới xuất hiện trên diện rộng vào đầu năm 2023 nhưng một số cuộc khảo sát cho thấy, các sinh viên tại một số nước trên thế giới đã lạm dụng ChatGPT viết bài luận, giải toán, đạo văn…, tạo nên tâm lý thụ động, lười tư duy, lệ thuộc vào AI. Một cuộc khảo sát gần đây với 1.000 sinh viên đại học do tạp chí Intelligent thực hiện cho thấy gần 60% sinh viên đã sử dụng chatbot trên hơn một nửa số bài tập của họ và 30% trong số họ đã sử dụng ChatGPT để hỗ trợ các bài viết luận.

Ba là, nguy cơ cung cấp thông tin sai lệch, không chính xác cho học sinh, sinh viên.

Các nguồn thông tin trên mạng xã hội rất đa dạng, trái chiều và không có kiểm chứng. Bên cạnh thông tin của các nhà khoa học chính thống còn có thông tin của những người giả danh khoa học, những kinh nghiệm dân gian, kinh nghiệm cá nhân và cũng không thiếu thông tin phản khoa học, thông tin phản động, lợi dụng khoa học để chống phá đảng, chống phá chế độ.

Công nghệ AI dù có thông minh đến mấy thì cũng chỉ xử lý các thông tin đã có trên mạng xã hội. Trí tuệ nhân tạo AI chưa có khả năng thay thế các nhà khoa học để nghiên cứu khám phá, phát hiện ra thông tin khoa học mới. Đến nay, ChtGPT mới nhập thông tin đến cuối năm 2021. Nghĩa là, ChatGPT chưa có  những thông tin từ năm 2022 đến nay. Đối với một số lĩnh vực, ít có thông tin trên mạng xã hội làm cho ChatGPT bị thiếu nguồn thông tin đầu vào. Ví dụ như các nguồn thông tin từ chữ Hán Nôm, chữ nho cổ rất khó tìm. Vì vậy, thông tin khoa học có thể sẽ bị lạc hậu hoặc không đầy đủ.

ChatGPT có thể sẽ đưa ra những thông tin không chính xác về khoa học. Chat GPT vẫn còn nhiều hạn chế về độ chính xác và khả năng xử lý các thông tin phức tạp hoặc trừu tượng, thiếu “nhạy cảm” trong các vấn đề về văn hóa. Bởi vì, thông tin đầu vào của ChatGPT có nhiều nguồn khác nhau, trong đó có cả các nguồn thông tin không chính xác và chưa được kiểm chứng. Nếu học sinh, sinh viên tiếp nhận các thông tin chưa đầy đủ hoặc thông tin chưa chính xác, chưa kiểm chứng sẽ trở thành nguy hiểm.

ChatGPT đòi hỏi người sử dụng phải có nghệ thuật đặt câu hỏi, bằng cách nhập từ khóa, mô tả chung, văn bản, ý tưởng…theo kiểu “mớm cung”. Sau đó để dữ liệu trí tuệ nhân tạo sẽ xử lý và chế bản những nội dung mới chính xác và tốc độ cực nhanh. Tuy nhiên, nếu đặt câu hỏi trực diện thì sẽ dẫn đến câu trả lời không chính xác hoặc né tránh không trả lời. Các nội dung mà ChatGPT tạo ra được nhờ vào lượng tri thức và dữ liệu khổng lồ mà nó sở hữu. Không ai có thể thể kiểm chứng được độ xác thực của những thông tin mà ChatGPT tạo ra. Bởi nó chỉ phỏng đoán các chữ xuất hiện tiếp theo trong một câu thuộc một văn bản bất kỳ.

Mặt khác, theo phiên bản hiện nay ChatGPT còn có những “điểm mù”. Có trường hợp ChatGPT tạo ra những nội dung vô nghĩa hoặc không chính xác về mặt thông tin. ChatGPT được lập trình bị hạn chế ở một số loại nội dung nhất định. Một điểm hạn chế khác của ChatGPT chính là nó chưa có khả năng cập nhật các sự kiện mới nhất mỗi ngày. Theo thông tin từ phía OpenAI, công cụ này chỉ mới nhận biết được các sự kiện diễn ra trước năm 2021.

Bốn là, nguy cơ tách rời giữa dạy học với giáo dục, giữa dạy chữ với dạy người.

ChatGPT phiên bản hiện nay chưa có khả năng xử lý xu hướng chính trị, tư tưởng về nội dung của các bài giảng, thiếu khả năng điều khiển cảm xúc, tình cảm, thái độ của học sinh, sinh viên trong quá trình giáo dục. ChatGPT chỉ được lập trình để phục vụ cho các phản hồi thuộc tính đại chúng, cung cấp những thông tin có tính khoa học thuần túy, vô hại đến mọi người. ChatGPT chỉ đưa ra những quan điểm và nhận xét mang tính trung lập, khi được yêu cầu đưa ra quan điểm cá nhân về xu hướng chính trị tư tưởng của nội dung dạy học thì bất khả thi.

Một nguyên tắc quan trọng trong giáo dục là kết hợp tính khoa học với tính giáo dục hoặc kết hợp tính khoa học với tính đảng trong các nội dung. V.I.Lênin đã khẳng định rằng: Vấn đề quan trọng nhất của mọi nhà trường là xu hướng chính trị, tư tưởng của các giáo trình và các bài giảng của giáo viên. Nghĩa là, dạy và học bất kỳ nội dung nào cũng phải trả lời được câu hỏi: học cái đó để làm gì, phục vụ ai. Khoa học là khách quan, nhưng dạy học trong các nhà trường phải định hướng về chính trị, tư tưởng, phải có tính giáo dục theo chuẩn mực giá trị của xã hội. Điều này cho đến nay công nghệ AI, ChatGPT chưa thể đáp ứng được.  

Đối với các môn học xã hội, nhân văn, các môn lý luận chính trị khi cần đi sâu khai thác các nghĩa bóng, các ẩn ý của nội dung hoặc các ý tưởng nghệ thuật thi ChatGPT phiên bản hiện nay chưa làm được. Đặc biệt, ChatGPT không có khả năng thể hiện và điều khiển dẫn dắt thái độ, tình cảm, cảm xúc của học sinh, cinh viên trong khi phân tích các nội dung dạy học. Vì vậy, nếu trong dạy học quá phụ thuộc vào công nghệ AI, ChatGPT mà không chú ý đến các chi tiết này thì có nguy cơ sẽ dẫn đến làm cho học sinh, sinh viên mất đi tư duy sáng tạo và trở thành khô khan, thiếu cảm xúc, tình cảm thái độ đối với tự nhiên, xã hội và con người.

Năm là, nguy cơ tác động xấu đến đạo đức, lối sống, và bạo lực học đường.

Các nhà nghiên cứu và chính Open AI cũng thừa nhận rằng ChatGPT có thể cung cấp cho người học những thông tin xấu, độc hại, thậm chí trang bị các kiến thức sai lệch, điều này có thể gây ra những hệ lụy nghiêm trọng cho ngành giáo dục. Với sự bùng nổ thông tin, quảng cáo trên mạng xã hội, có đủ các thông tin và hình ảnh độc hại, phản cảm như rất hấp dẫn. Bên cạnh những thông tin và hình ảnh chính thống, trên mạng xã hội có đủ các loại thông tin và hình ảnh không chính thống với các mức độc hại khác nhau. Mạng xã hội hiện nay như một xã hội ảo vô chính phủ, ai muốn nói gì, viết gì tùy thích. Các chế tài quản lý thiếu tính đồng bộ, không đủ tầm điều khiển và trên thực tế là không điều khiển được. Nhiều hình ảnh phản cảm, nội dung game bạo lực, khiêu dâm, chống đối chế độ, bôi nhọ cán bộ, xuyên tạc sự thật… Có thể nói mạng xã hội hiện nay đang là mãnh đất trống cho các hoạt động tích cực và tiêu cực cùng tự do lộng hành. “Anh hùng bàn phím” là một từ không còn xa lạ trong thời gian gần đây. Người ta cảm thấy thoải mái trên mạng nên họ thường nói những điều mà ngoài đời không dám phát biểu hoặc không có thực. Đồng thời vấn nạn bạo lực trên mạng càng nhức nhối thì ngoài đời con người cũng dần trở nên bạo lực hơn hẳn.

Học sinh, sinh viên là đối tượng những người trẻ và mới lớn, luôn có xu hướng tìm kiếm, khám phá kiến thức và những điều mới lạ. Đặc điểm chung của học sinh, sinh viên là chưa được trải nghiệm thực tiễn đời sống chính trị, chưa ổn định vầ tâm lý, dễ bị lôi kéo, dễ bị kích động. Khi tiếp xúc với các thông tin độc hại có chủ đích trên mạng xã hội thì học sinh, sinh viên rất khó phân biệt thật hư và chưa đủ sức đề kháng chống lại sự thâm nhập, tấn công ngọt ngào của các loại thông tin dạng này. Đó là nguy cơ dẫn đến học sinh, sinh viên thiếu khả năng làm chủ, dễ sa ngã trong cuộc sống ảo, tha hóa đạo đức, lối sồng trong đời sống thực.

Hầu hết các tội lỗi của học sinh, sinh viên đều có nguồn gốc từ tệ nạn trên mạng xã hội, từ cuộc sống ảo. Nhiều hình ảnh trên mạng xã hội kích thích sự tò mò của học sinh, sinh viên tìm kiếm các thông tin xấu độc, các hình ảnh bạo lực, mại dâm làm sao nhãng nhiệm vụ học tập, bị lôi kéo vào con đường tội lỗi. Nghiện game đang là một thứ bệnh có không ít học sinh mắc phải và rất khó chữa. Một số trò chơi game online không chỉ kích thích tính hiếu động, bạo lực của học sinh mới lớn mà còn xô đẩy các em vào chỗ hết tiền phải vay nợ, sinh ra trộm cắp, không ít trường hợp đã giết cả người thân để lấy tiền chơi game.

Sáu là, nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý, tinh thần của học sinh, sinh viên.

Tâm lý ngại giao lưu, giao tiếp với mọi người chung quanh. Mạng xã hội sẽ làm giảm tương tác giữa người với người trong cuộc sống thực hàng ngày. Học sinh nghiện mạng xã hội thường ngồi trong phòng một mình truy cập mạng xã hội, ít giao lưu với bạn bè và người thân trong cuộc sồng thực. Điều đó làm cho các em sống xa lánh mọi người, thiếu kỹ năng sống hòa nhập cộng đồng. Theo số liệu điều tra, hầu hết thế hệ học sinh GEN Y đều có một đặc điểm chung là sồng khép kín, ít hòa nhập với mọi người chung quanh. Mặc dù các em có thể chơi game với các bạn ảo trên mạng cả ngày không chán, nhưng khi ra gặp bạn bè, người thân trong cuộc sồng thực lại không biết nói chuyện gì.

Lãng phí thời gian, sao nhãng việc học tập. Không ít học sinh vì nghiện game mà sao nhãng việc học, bỏ học đi chơi game cả ngày thâu đêm. Thay vì chú tâm tìm kiếm thông tin học tập, học hỏi những kỹ năng cần thiết, không ít học sinh lại chỉ chăm chú để trở thành “anh hùng bàn phím” và nổi tiếng trên mạng. Ngoài ra, việc đăng tải những thông tin “giật gân” nhằm câu like không còn là chuyện xa lạ, song nó thực sự khiến người khác phát bực nếu dùng quá thường xuyên. Mạng xã hội cũng góp phần tăng sự ganh đua, sự cạnh tranh không ngừng nghỉ để tìm like và nó sẽ cướp đi đáng kể quỹ thời gian của các em học sinh.

Nguy cơ mắc bệnh trầm cảm. Các nghiên cứu gần đây cho thấy những học sinh sử dụng mạng xã hội càng nhiều thì càng cảm thấy tiêu cực hơn, thậm chí có thể dẫn đến trầm cảm. Những ý kiến bình luận thiếu tích cực trên zalo, facebook có thề dẫn học sinh đến trạng thái tinh thần, tâm lý nặng nề, lo âu, sợ hải…Điều này đặc biệt nguy hiểm với những học sinh có cấu trúc thần kinh thuộc nhóm yếu.

Nguy cơ loạn thị và mất ngủ. Trẻ em xem điện thoại, máy tính nhiều dẫn đến mắt bị yếu, loạn thị, mờ mắt, khô mắt, chảy nước mắt và các bệnh khác về mắt. Ánh sáng nhân tạo tỏa ra từ màn hình các thiết bị điện tử sẽ đánh lừa não sinh ra hậu quả khó ngủ hơn. Ngoài ra, nhiều học sinh, sinh viên hiện nay sẵn sàng thức thâu đêm chỉ vì đam mê các game online. Thiếu ngủ dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho sức khỏe và tinh thần.

Ngoài những nguy cơ trên đây, mạng xã hội và ChatGPT còn chứa đựng nhiều nguy cơ tiềm ẩn khác thường xuyên tác động đến học sinh, sinh viên. Nếu không ngăn chặn các nguy cơ đó có thể gây nên những hệ quả xấu đến cả tinh thần, thể chất và đạo đức của học sinh, sinh viên.

2.4. Giải pháp ứng dụng mạng xã hội, ChatGPT trong giáo dục

Một là, nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên tạo sự đồng thuận trong ứng dụng mạng xã hội, ChatGPT và thành tựu khác của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 vào quá trình đổi mới giáo dục.

Mạng xã hội ra đời đã tác động lên toàn bộ các lĩnh vực hoạt động của xã hội loài người. Mặc dù mạng xã hội có những tác động tiêu cực nhưng xu hướng chung là tích cực và tiến bộ, thúc đẩy xã hội phát triển. Hãy tưởng tượng một ngày không có mạng xã hội thì cuộc sống sẽ ra sao. Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, mạng xã hội vừa là công cụ để thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu giáo dục, đồng thời mạng xã hội vừa là nội dung cần phải đưa vào giảng dạy ở các nhà trường.

Nhìn lại lịch sử, khi mới xuất hiện mạng xã hội, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực giáo dục đã có nhiều ý kiến với những khuynh hướng quan điểm khác nhau, không phải tất cả các thầy, cô giáo và các nhà quản lý giáo dục đã ủng hộ.. Ngay cả việc sử dụng phương pháp trình chiếu PowerPoint trong dạy học cũng đã từng có nhiều ý kiến tranh luận khác nhau khá gay gắt. Mặc dù vậy, khoa học vẫn tự mở đường để phát triển theo quy luật khách quan. Đến nay, hầu như các nhà trường từ mần non đến đại học đều sử dụng phương pháp trình chiếu PowerPoint, xây dựng giáo án điện tử. Khi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 phát triển mạnh, công nghệ AI xuất hiện, các nhà trường chuyển sang số hóa, xây dựng trường học thông minh.

Ngày nay ChatGPT ra đời được ứng dụng trong giáo dục đã gây ra một làn sóng đảo lộn nhiều giá trị truyền thống, không ít các nhà giáo, nhà khoa học tỏ ra hoang mang. Nhiều ý kiến trái chiều khác nhau về ứng dụng ChatGPT trong dạy học. Trong cơn hoảng loạn đó, không ít nhà trường ở các quốc gia khác nhau đã ra lệnh cấm sử dụng ChatGPT trong dạy học. Điều đó làm cho việc triển khai ứng dụng ChatGPT trong giáo dục đang bị tác động cản trở nhiều hơn là ủng hộ. Cần phải nhận thức rằng, thực chất ChatGPT là một thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Giải pháp quan trọng nhất hiện nay là bình tỉnh phân tích tình hình, tích cực nghiên cứu ứng dụng ChatGPT trong giáo dục sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Không nên cấm đoán, không nên phê phán cực đoan đòi loại bỏ ChatGPT ra khỏi nhà trường.

Hai là, ứng dụng ChatGPT trong đổi mới toàn diện phương thức hoạt động dạy và học, đổi mới căn bản thi kiểm tra theo hướng phát triển năng lực tư duy phản biện và năng lực thực hành của học sinh, sinh viên.

Dù các nhà trường có muốn hay không thì ChatGPT vẫn tồn tại, vẫn tiếp tục phát triển và vẫn thâm nhập vào quá trình giáo dục và đào tạo. Trong tương lai sẽ còn xuất hiện các phiên bản mới của ChatGPT và có thể sẽ xuất hiện nhiều ứng dụng khác mạnh hơn, có nhiều ưu điểm và nhiều độc hại hơn. Vấn đề quan trọng nhất là phải đổi mới cách dạy, cách học và đổi mới thi, kiểm tra cho phù hợp với sự tiến bộ của khoa học, công nghệ hiện đại. Quá trình nghiên cứu ứng dụng ChatGPT trong dạy học chính là quá trình hiện đại hóa giáo dục, đào tạo góp phần hoàn thiện quá trình giáo dục, đào tạo đáp ứng yêu cầu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Giáo viên, giảng viên các nhà trường có thể tổ chức cho học sinh, sinh viên sử dụng ChatGPT trong tìm kiếm, tra đổi kiến thức. Bởi vì để sử dụng ChatGPT trong học tập bất kỳ môn học nào cũng đòi hỏi học sinh, sinh viên phải có kiến thức hiểu biết nhất định về môn học đó. Chi khi có kiến thức hiểu biết về nội dung cần hỏi thì mới có thể đặt ra câu hỏi dẫn dắt và gợi mở cho sự trả lời. Trình độ, năng lực của người học được đánh giá thông qua hệ thống câu hỏi và cách hỏi.

Mục tiêu giáo dục hiện nay theo tinh thần Nghị quyết 29/NQ-TƯ phải chuyển từ kiểu dạy và học trang bị kiến thức là chủ yếu sang dạy và học hướng vào phát triển năng lực cá nhân của học sinh, sinh viên. Theo đó, dạy học không phải chỉ trang bị kiến thức mà phải hướng tới phát triển phẩm chất năng lực của người học. Dạy chữ phải kết hợp với dạy người. Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 đã xác định 5 phẩm chất và 10 năng lực mà giáo dục hướng đến cho người học, điều mà máy tính không thể thay thế các thầy, cô giáo. Vì vậy, thầy, cô giáo phải là người tổ chức và định hường cho học sinh sử dụng trí tuệ nhân tạo AI, ChatGPT sao cho phù hợp mục tiêu giáo dục.

Trong dạy học các môn khoa học xã hội, nhân văn, các môn lý luận chính trị, để khắc phục tình trạng gian lận trong thi, kiểm tra do sử dụng ChatGPT cần phải thay đổi cách thi, kiểm tra. Đổi theo hướng nào thì cần phải nghiên cứu kỹ. Nhưng trước mắt nên yêu cầu học sinh, sinh viên phản biện các bài thi, bài viết do ChatGPT xuất bản, tìm ra chỗ sai, chỗ bất hợp lý của các bài thi, bài viết đó. Cũng có thể yêu cầu học sinh, sinh viên chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện hoặc bình luận về các bài thi, bài viết của ChatGPT. Đối với các môn học khác cũng cần phải thay đổi cách thức thi, kiểm tra là một yêu cầu tất yếu. Nội dung kiểm tra thay vì tập trung kiểm tra kiến thức phải chuyển mạnh sang kiểm tra kỹ năng để phát huy được tư duy sáng tạo, phản biện của học sinh.

Ba là, đổi mới phương thức quản lý giáo dục và đào tạo, tăng cường số hóa, coi trọng quản lý môi trường sư phạm ảo.

Quá trình ứng dụng mạng xã hội và ChatGPT vào giáo dục, đào tạo đã làm đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo theo hướng công nghệ hóa, hiện đại hóa. Một yêu cầu tất yếu khách quan là phải đổi mới phương thức quản lý tương ứng với quá trình vận động, phát triển của giáo dục, đào tạo. Ngoài luật quản lý mạng xã hội, các nhà trường phải có quy chế quản lý môi trường ảo của học sinh, sinh viên phù hợp với độ tuổi, với chương trình, nội dung học tập và phù hợp các điều kiện thực tiễn cụ thể. Thực tiễn đã chứng minh, đôi khi môi trường ảo có tác động đến học sinh, sinh viên mạnh hơn môi trường thực. Điều đó đòi hỏi các nhà trường phải chủ động xây dựng môi trường ảo và quản lý các hoạt động trên môi trường ảo của học sinh, sinh viên. Phương thức chung là tổ chức các nhóm nòng cốt để điều khiển hoạt động trên mạng xã hội của học sinh, sinh viên từng lớp và trong nhà trường. Giáo viên có thể tham gia nhóm hoặc nắm và điều khiển các hoạt động của học sinh, sinh viên thông qua nhóm trưởng.

Quản lý theo phương thức số hóa đòi hỏi phải số hóa các nguồn tài liệu, thực hiện nhà trường số, thư viện số. Số hóa các nguồn tài liệu cần phải có phương thức phân cấp quản lý các nguồn tài liệu đó. Cấp nào được truy cập đến đâu phải có quy định rõ ràng. Số hóa là điều kiện bắt buộc để xây dựng trường học thông minh. Đặc biệt, đối với quản lý năng lực của học sinh, sinh viên bằng công cụ số sẽ tạo điều kiện cho giáo viên và các cấp quản lý nắm chắc về quá trình phát triển của từng học sinh, sinh viên.   

Một vấn đề quan trọng của số hóa nhưng ít người quan tâm đó là số hóa quy trình công nghệ hoạt động của các cơ quan chức năng trong lĩnh vực giáo dục đào tạo nói chung và các nhà trường nói riêng. Điều này đòi hỏi mọi hoạt động giáo dục, đào tạo phải được thực hiện theo một quy trình như dây truyền công nghệ. Các nhà trường phải thiết kế các hoạt động theo một logic khoa học và theo kế hoạch các khâu, các bước rằng buộc lẫn nhau, hỗ trợ cho nhau, chỉ cần một khâu nào đó chậm là cả dây truyền bị ách tắc. Số hóa quy trình làm việc sẽ khắc phục được tình trạng thủ công, làm việc theo ngẫu hứng, thích thì làm, không thích thì thôi.

3. Kết luận

Mạng xã hội, trí tuệ nhân tạo, ChatGPT đã và đang tác động mạnh mẽ đến mọi khâu, mọi bước, mọi hoạt động trong quá trình giáo dục, đào tạo. Bên cạnh những tác động tích cực bao giờ cũng chứa đựng các mặt tiêu cực. Để khai thác sử dụng có hiệu quả mặt tích cực của mạng xã hội và ChatGPT cần phải có các giải pháp thích hợp để loại bỏ và ngăn chặn được những mặt tiêu cực của nó. Quá trình nghiên cứu giải pháp ứng dụng các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong giáo dục, đào tạo, đồng thời phải nghiên cứu giải pháp khắc phục những tác động tiêu cực, hạn chế của nó. Trong bối cảnh hiện nay, cần phải có nhận thức đúng về mạng xã hội và ChatGPT, có phương thức quản lý thích hợp để khai thác, sử dụng các ứng dụng này trong đổi mới giáo dục, đào tạo.

Tài liệu tham khảo:

1. Clayton M. Christensen, Michael E. Raynor, và Rory McDonald (2015), “Đổi mới đột phá là gì?”, Tạp chí Harvard Business Review, tháng 12 năm 2015.

2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TƯ, Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Văn phòng Trung ương Đảng. Hà Nội

3. Học viện Chính trị (2019), Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến đào tạo cán bộ chính trị trong Quân đội hiện nay, Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.

4. Klaus Schwab (2017), Cuộc Cách mạng Công nghiệp Lần thứ tư, Diễn đàn kinh tế thế giới, Người dịch: Đồng Bích Ngọc và Trần Thị Mỹ Anh

5. Manuel Castells (2014), “Ảnh hưởng của Internet đối với xã hội: Góc nhìn Toàn cầu”, MIT Technology Review, 8 tháng 9, 2014.

6. Thủ tướng Chính phủ(2020), Quyết định số 749/QĐ-TTg, ngày 03/6/2020 Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

7. Trần Đình Tuấn (2001), Ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy học các môn khoa học xã hội - nhân văn ở các nhà trường quân sự, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội 2002

8. Trần Đình Tuấn (2022), Đổi mới quản lý giáo dục, đào tạo ở các nhà trường quân đội trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng.

 

PGS.TS Trần Đình Tuấn – Viện nghiên cứu hợp tác phát triển giáo dục

 

Ý kiến bạn đọc
Hòa trong không khí tưng bừng của cả nước chào mừng tri ân các nhà giáo, vừa qua THCS-THPT Newton long trọng tổ chức “Lễ kỷ niệm 40 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11” nhằm tôn vinh những thầy giáo, cô giáo đang từng ngày từng giờ say sưa trên bục giảng để cống hiến to lớn cho sự nghiệp trồng người.
Khi nói về công lao của những thầy, cô giáo đối với sự nghiệp giáo dục miền núi Nghệ An, không thể không nói đến cố Nhà giáo Ưu tú Lô Xuân Minh – cố Hiệu trưởng Trường THSP Miền núi Nghệ An.
Hằng năm, cứ vào mùa khai trường, vào những ngày của tháng 11, trong tâm trí tôi lại sống dậy mạnh mẽ những kỉ niệm vui buồn, sâu sắc của một thuở đi dạy học nhiều gian nan vất vả, nhiều khó khăn và thương nhớ. Với tôi, tình cảm tôn sư trọng đạo, đạo lí tôn sư trọng đạo luôn luôn âm thầm, sâu lắng nhưng cũng hết sức mạnh mẽ và cao cả. Xin chia sẻ đôi điều về những ngày thương khó của một thuở đi dạy học như là sự tri ân đối với nghề nghiệp cao quý mà mình đã mang duyên nợ suốt cả cuộc đời. Và, cũng từ những ngày dạy học thương khó đó rút ra được những suy ngẫm sâu sắc về truyền thống tôn sư trọng đạo trong dòng chảy văn hóa Việt.                           
Ngày 03/11/ 2022 Hội Cựu Giáo chức tỉnh Lạng Sơn tổ chức Hội nghị biểu dương hội viên tiêu biểu và Kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2022)
Ngày 01/11/2022 Hội Cựu Giáo chức Học viện Ngân Hàng tổ chức Đại hội lần thứ 2 nhiệm kỳ 2022 -2027tại hội trường lớn Học viện Ngân hàng. Dự Đại hội có 158/235 hội viên đã được triệu tập. Đại hội vinh dự được đón tiếp các đại biểu, khách mời đại diện cho Hội Cựu giáo chức Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Công đoàn Ngân hàng Việt Nam, Lãnh đạo Học viện Ngân Hàng.  
GCVN: Kì thi Học sinh giỏi các môn văn hóa và khoa học được tổ chức thường niên là một hoạt động chuyên môn quan trọng nhằm đánh giá chất lượng giáo dục mũi nhọn của các trường THCS.
Dạy học trực tuyến là phương thức dạy học từ xa với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, người dạy và người học thực hiện các hoạt động tương tác với nhau thông qua màn hình ảo nhằm thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ dạy học theo chương trình, kế hoạch đã xác định. Cơ sở khoa học của dạy học trực tuyến là các luận điểm triết học duy vật biện chứng về quy luật nhận thức của người học và những thành tựu của Tâm lý học, Giáo dục học hiện đại. Dạy học trực tuyến là xu thế tất yếu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, của quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục.
Kính lễ với người thầy là truyền thống đạo lý tốt đẹp của người Việt ta. Từ xa xưa người Việt hầu như ai từng đi học cũng đều thuộc câu ca: “Muốn sang thì bắc cầu kiều / Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”. Yêu kính thầy cô, quý trọng tri thức và vì thế vị trí của người thầy luôn được đặt rất cao trong nấc thang xã hội. Theo đà phát triển của xã hội, một số quan niệm không còn phù hợp trong xã hội hiện đại; trong đó liên quan đến môi trường giáo dục, người học có thêm nhiều phương thức, tự do hơn trong học tập. Vai trò, vị thế của người thầy và quan hệ giữa thầy cô với học sinh, với cha mẹ học sinh cũng có những thay đổi. Giáo dục không còn đơn thuần một chiều, thụ động.
Hệ thống giáo dục 4.0 áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến, trên 3 ứng dụng: Một là, sử dụng các thiết bị thông minh để hỗ trợ cho giáo dục và đào tạo. Hai là, tổ chức các khóa học trực tuyến thông qua mạng Internet. Ba là, ứng dụng sáng tạo mở, kết hợp người học và máy tính để thực hiện các nhiệm vụ học tập sáng tạo.
Sáng ngày 18/10/2022, chương trình Báo cáo Dự án “Văn học sáng tạo” mùa 2 của thầy và trò trường TH - THCS Pascal (Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội) đã diễn ra thành công tốt đẹp. Các bạn học sinh với diễn xuất ấn tượng đã mang tới buổi báo cáo những tiểu phẩm sân khấu hóa đặc sắc được lấy cảm hứng từ các bài thơ, trường ca của nhà thơ Trần Đăng Khoa  và tái hiện lại trên sân khấu. Bên cạnh đó, các bạn học sinh đã cùng tham gia hoạt động trải nghiệm trưng bày, trao đổi sách vô cùng thú vị và bổ ích.
Đam mê công nghệ thông tin thôi thúc Nguyễn Văn Hiệp xin nghỉ việc, dành toàn thời gian học lập trình online ở tuổi 25 và chuyển nghề sau ba tháng.
Sau 5 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, nhiệt tình, trách nhiệm và hiệu quả, sáng 11/10/2022, Học viện Báo chí và Tuyên truyền phối hợp với Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục, Đại học Vinh tổ chức Lễ Bế mạc đợt khảo sát chính thức đánh giá chất lượng giáo dục 04 chương trình đào tạo trình độ đại học các ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học, Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam, Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước, Kinh tế chính trị.
GD&TĐ - Hàng loạt giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục Tiểu học đã được ngành giáo dục Lào Cai đưa ra để các nhà trường triển khai, tháo gỡ.
GD&TĐ - Giờ dạy có sự hài hòa giữa lý thuyết, bài tập, thực hành để học sinh nắm vững nội dung cốt lõi nhưng không được cắt xén hay giảm tiết môn học.
Điện ảnh là ngành được xác định là tiên phong trong công nghiệp văn hóa ở Việt Nam. Làm sao để Điện ảnh phát triển, thực sự đem lại GDP, quảng bá văn hóa con người Việt Nam ra thế giới, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với ông Vi Kiến Thành- Cục trưởng Cục Điện ảnh để làm rõ hơn vấn đề này.
Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch Hàn Quốc mới đây cho biết nhạc hội văn hóa đầu tiên trong khuôn khổ triển lãm K Expo Vietnam 2022 đã diễn ra tại thủ đô Hà Nội, mở màn cho sự kiện giao lưu văn hóa giữa Hàn Quốc và Việt Nam.
Văn hóa giao thông có lẽ là thuật ngữ được nhiều người nhắc đến từ người tham gia giao thông cho đến các bạn học sinh khi còn ngồi ghế của nhà trường. Nhưng để hiểu văn hóa giao thông là gì? Và tham gia như thế nào để thể hiện sự văn hóa thì không phải ai cũng nắm rõ được. Hãy cùng Anycar tìm hiểu rõ vấn đề này qua bài viết này nhé!
(DNTO) - Trong giai đoạn hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp vẫn chưa thành công trong chiến lược chuyển đổi số bởi rất nhiều nguyên nhân. Nhiều doanh nghiệp cho biết hiện tiến trình chuyển đổi số đang rất chậm do thiếu vốn, thiếu nguồn nhân lực và cả đơn vị cung cấp giải pháp.
(DNTO) - Tuần qua, bộ 3 cổ phiếu thép “đình đám” là CTCP Tập đoàn Hòa Phát HPG (+10,5%), Công ty Cổ phần Thép Nam Kim NKG (+14.9%), Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen HSG (+19,9%), đều ghi nhận mức tăng khá ấn tượng.
GD&TĐ - Nếu nhiễm lại một tuýp virus dengue khác, bệnh nhân có thể bị nặng hơn, dễ trở thành sốt xuất huyết dengue hoặc sốc dengue.
GD&TĐ - Chào mừng 92 năm ngày phụ nữ Việt Nam, Công đoàn Formosa Hà Tĩnh tổ chức giải kéo co cho nữ công nhân với những trận đấu hấp dẫn, kịch tính.
Thay mặt Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh vừa ký ban hành Nghị định số 83/2022/NĐ-CP ngày 18/10/2022 quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
GD&TĐ - Một siêu thị Điện Máy Xanh ở TP. Đà Nẵng đã bị mất 130 chiếc điện thoại trị giá hơn 1,2 tỷ đồng khi cho người dân vào tránh lụt đêm 14/10.
GD&TĐ - Đầu năm 2022, khoảng 75% trường học ở Mỹ yêu cầu học sinh, giáo viên đeo khẩu trang khi học trực tiếp, theo số liệu từ Trung tâm Thống kê Giáo dục quốc gia. Đến trước khi nghỉ hè, con số này giảm xuống 15%.
GD&TĐ - Trường ĐH Oxford, Anh, tiếp tục đứng đầu danh sách trường đại học thế giới năm 2023 của THE trong 7 năm liên tiếp.
GD&TĐ -Tại Hàn Quốc, chương trình giáo dục phổ thông không tổ chức dạy thể dục cho học sinh lớp 1 và lớp 2, những năm đầu tiểu học.
GD&TĐ - Nhiều gia đình khó khăn tại Indonesia buộc phải cho con nghỉ học do không đủ khả năng chi trả học phí.
GD&TĐ - Trung Quốc đang cần hàng triệu công nhân lành nghề để duy trì hoạt động của nền kinh tế như thợ sửa ô tô, chữa điện lạnh, kỹ thuật viên máy tính… Tuy nhiên, hệ thống giáo dục nghề nghiệp nước này đã rơi vào tình trạng hỗn loạn, khiến nền kinh tế của họ không đủ khả năng để thay thế hàng triệu người có tay nghề cao sắp nghỉ hưu trong bối cảnh dân số già và lực lượng lao động bị thu hẹp.
20 năm qua đã có rất nhiều ý kiến tâm huyết của cá nhân hoặc tập thể các nhà giáo dục, các nhà khoa học trong và ngoài nước đóng góp cho sự nghiệp GD-ĐT nước nhà. Có thể kể một số kiến nghị chính sau đây: Kiến nghị của Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cuối năm 1996(2), 2000(3), 2005(4); Kiến nghị của Đại tướng Võ Nguyên Giáp năm 2004-2006(5); Kiến nghị của 24 GS và nhà khoa học trong và ngoài nước do GS Hoàng Tụy chủ biên năm 2004(6); Đề án kiến nghị của nhóm trí thức người Việt ở nước ngoài do GS Vũ Quang Việt chủ biên năm 2005(7); Báo cáo “lựa chọn thành công” trong đó có một phần đánh giá về GD-ĐT của nhóm GS và chuyên gia thuộc trường Đại học Harvard trình trực tiếp thủ tướng cuối năm 2007(8); Kiến nghị của nhóm nghiên cứu đề tài khoa học cấp Nhà nước do bà Nguyễn Thị Bình làm chủ nhiệm 2008(9); Riêng mảng cơ cấu hệ thống giáo dục nói chung và hệ thống dạy nghề nói riêng có kiến nghị năm 2011(10) của Đặng Danh Ánh và một số kiến nghị của 30 nhà khoa học trong và ngoài nước đã được in thành sách năm 2007(11).
GD&TĐ -Từ năm học 2022 - 2023, Bộ Giáo dục Bờ Biển Ngà ban hành quy định học sinh có điểm trung bình năm học dưới 8,5 trên thang điểm 10 sẽ bị đuổi học.