Những vấn đề đặt ra đối với công tác giáo dục quốc phòng và an ninh cho học sinh, sinh viên hiện nay
Yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong bối cảnh quốc tế hiện nay và sự tác động của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 đang đặt ra nhiều vấn đề cấp thiết cần phải quan tâm, giải quyết trong công tác giáo dục quốc phòng, an ninh cho học sinh, sinh viên. Những năm qua, công tác giáo dục quốc phòng và an ninh cho học sinh, sinh viên đã được triển khai thực hiện nghiêm túc, ngày càng đi vào chiều sâu và đạt kết quả tích cực. Điều đó tiếp tục khẳng định chủ trương chiến lược đúng đắn của Đảng, Nhà nước về công tác giáo dục quốc phòng và an ninh nói chung, cho học sinh, sinh viên nói riêng.
Để triển khai nghiên cứu đề tài về quản lý giáo dục, có thể chọn một trong 4 cách tiếp cận: tiếp cận chức năng, tiếp cận theo đối tượng quản lý, tiếp cận theo lý thuyết quản lý và kết hợp các tiếp cận trên. Tiếp cận theo chức năng là tiếp cận đặc trưng cho quản lý. Nhưng không nên tùy tiện áp dụng tiếp cận này. Tiếp cận theo đối tượng quản lý giúp “mổ sẻ” sâu vấn đề để từ đó tìm cách quản lý phù hợp. Tiếp cận theo lý thuyết quản lý giúp NCS vận dụng thành tựu quản lý hiện đại vào giáo dục. Cuối cùng kết hợp các tiếp cận trên giúp NCS triển khai nghiên cứu linh hoạt.
Tóm tắt: Môn Giáo dục học trong trường sư phạm có vai trò quan trọng trong việc hình thành, phát triển các kỹ năng (KN) học tập nói chung, kỹ năng giải quyết tình huống sư phạm (KNGQTHSP) nói riêng. Thời gian gần đây, tình huống sư phạm (THSP) được sự quan tâm rất nhiều của các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực đào tạo sư phạm (SP) ở các trường đại học . Để giải quyết được sự căng thẳng trong mối quan hệ giữa nhà giáo dục và người được giáo dục (GD) và một số tình huống khác xảy ra trong quá trình GD, đòi hỏi nhà GD phải nhanh chóng phản ứng, phát hiện đúng tình huống, tìm ra những biện pháp giải quyết tối ưu tình hình đó nhằm để giữ tốt các quan hệ, hình thành và phát triển nhân cách người được GD và xây dựng tập thể người được GD vững mạnh. Bài viết này sẽ đề cập đến một số vấn đề về THSP, thực trạng KNGQTHSP, các biện pháp rèn luyện KNGQTHSP cho SV sư phạm trường ĐH Quảng Nam.
Từ khóa: Tình huống sư phạm; kỹ năng; sinh viên; biện pháp; kỹ năng giải quyết tình huống sư phạm.
Hiện nay, vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nói chung, đại học nói riêng là đòi hỏi bức thiết của toàn xã hội. Giáo dục và đào tạo hướng tới mục tiêu phát triển toàn diện con người chứ không chỉ dừng lại ở nhiệm vụ trang bị kiến thức thuần túy. "Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội"[1]. Để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo thì đổi mới phương pháp phải ở vị trí trung tâm. Trong xu thế đó và đáp ứng tốt với yêu cầu "Xây dựng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; ưu tiên hiện đại hoá một số quân chủng, binh chủng, lực lượng; bảo đảm số lượng hợp lý, có sức chiến đấu cao, hoàn thành tốt nhiệm vụ"[2], việc giảng dạy các môn khoa học xã hội và nhân văn (KHXH&NV) trong các nhà trường quân đội cần tiếp tục được đổi mới mạnh mẽ theo hướng tích cực, lấy người học làm trung tâm. Để thực hiện tốt hơn phương hướng này, cần thực hiện những bước đi phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ và đặc điểm của từng nhà trường quân đội hiện nay.
[1] Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, tr. 2.
[2] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, H.2016, tr.312.
Sau 5 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, nhiệt tình, trách nhiệm và hiệu quả, sáng 11/10/2022, Học viện Báo chí và Tuyên truyền phối hợp với Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục, Đại học Vinh tổ chức Lễ Bế mạc đợt khảo sát chính thức đánh giá chất lượng giáo dục 04 chương trình đào tạo trình độ đại học các ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học, Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam, Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước, Kinh tế chính trị.