1. Tư vấn phản biện
  2. >
  3. Trao đổi - Ý kiến

Đổi mới chương trình dạy học ở các nhà trường Quân đội theo định hướng phát triển năng lực

11:27 | 01/03/2023
aA

Chất lượng giáo dục, đào tạo của hệ thống giáo dục nói chung và của một nhà trường nói riêng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó chương trình dạy học có vai trò rất quan trọng, đó là yếu tố cốt lõi của quá trình đào tạo.

Mặc dù sử dụng các thuật ngữ khác nhau như “chương trình đào tạo”, “chương trình dạy học”… nhưng tựu chung, đó là bản thiết kế tổng thể cho hoạt động đào tạo của một khóa học; bản thiết kế tổng thể đó cho biết toàn bộ nội dung, phác họa quy trình thực hiện, xác định phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, cách thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập,… được sắp xếp theo một thời gian biểu chặt chẽ, trong đó thể hiện các yếu thành cơ bản đó là: mục tiêu dạy học, cấu trúc tổng thể nội dung dạy học, phương pháp, hình thức, tiến trình dạy học và cách đánh giá kết quả dạy học. Chương trình dạy học tổng thể là cơ sở để khoa giáo viên xây dựng chương trình dạy học các môn học cụ thể. Dù là chương trình dạy học tổng thể hay chương trình dạy học các môn học cụ thể đều phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Buổi học trên lớp của học viên Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng

Hiện nay, các nhà trường quân đội đang thực hiện đổi mới toàn diện giáo dục, đào tạo theo tinh thần Nghị quyết 29/NQ-TW của Ban Chấp Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Nghị quyết 86/NQ-ĐUQSTW của Đảng uỷ Quân sự Trung ương (nay là Quân ủy Trung ương) và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ XI. Điều này đòi hỏi các nhà trường quân đội phải quán triệt và cụ thể hóa quan điểm của nghị quyết đại hội Đảng các cấp vào đổi mới chương trình dạy học để phù hợp với xu thế đổi mới giáo dục và yêu cầu của hoạt động thực tiễn.

Nhận thức sâu sắc tầm quan trọng sứ mệnh đào tạo cán bộ quân đội trong tình hình mới và xuất phát từ vị trí, vai trò quan trọng của chương trình dạy học, những năm qua các nhà trường quân đội đã rất coi trọng đổi mới chương trình dạy học theo định hướng phát triển năng lực. Phần lớn học viên được đào tạo tại các nhà trường quân đội trở thành lực lượng nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, giáo dục quân nhân ở các đơn vị cơ sở. Nhiều đồng chí phát huy tốt vai trò, trách nhiệm, phẩm chất và năng lực chuyên môn trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, góp phần nâng cao chất lượng mọi mặt của đơn vị.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, một trong những hạn chế của giáo dục, đào tạo ở nước ta những năm qua là “Nội dung, chương trình giáo dục và đào tạo còn nặng lý thuyết, nhẹ thực hành”[1, tr.82]. Mặt khác, “Việc xây dựng, tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch và chương trình phát triển giáo dục-đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu của xã hội”[2, tr.118]. Đối với các nhà trường quân đội “Chương trình dạy học chưa thống nhất về hình thức, nội dung, quy cách trong cùng hệ thống nhà trường, tính khoa học và logic hạn chế, mất cân đối tỷ lệ giữa tỷ lệ lý thuyết với thực hành, còn nặng về lý thuyết, hạn chế trong việc bồi dưỡng chuyên môn, kỹ năng xử lý các vấn đề của thực tiễn”[3, tr.17-18]. Những hạn chế trên cho thấy, việc thiết kế chương trình dạy học vẫn nặng về tiếp cận nội dung hơn là tiếp cận năng lực; nặng vì kiến thức hàn lâm hơn là phát triển tư duy, kỹ năng, kỹ xảo chuyên môn nghiệp vụ; tính khoa học, tính thực tiễn, truyền thụ kinh nghiệm,… còn hạn chế.

Trong khi đó, xu thế đổi mới giáo dục, đào tạo hiện nay đang có sự thay đổi, đặt ra cho các nhà trường quân đội những yêu cầu về đổi mới chương trình dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học, nhằm giúp người học có kiến thức, năng lực giải quyết thỏa đáng những vấn đề của thực tiễn trên cương vị chức trách được giao, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo đáp ứng yêu cầu “xây dựng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, một số quân chủng, binh chủng, lực lượng tiến thẳng lên hiện đại. Đến năm 2025, cơ bản xây dựng quân đội, công an tinh, gọn, mạnh, tạo tiền đề vững chắc, phấn đấu năm 2030, xây dựng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại”[1, tr.49].

Để khắc phục những hạn chế, bất cập trên đây và đáp ứng những yêu cầu mới đang đặt ra, theo chúng tôi việc đổi mới chương trình dạy học ở các nhà trường quân đội cần thực hiện một số giải pháp cơ bản sau đây:

Một là, thường xuyên nghiên cứu, cụ thể hóa quan điểm chỉ đạo phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học vào đổi mới chương trình dạy học

Trước hết, cần nghiên cứu quán triệt sâu sắc và cụ thể hóa quan điểm chỉ đạo “Tiếp tục đổi mới đồng bộ mục tiêu, nội dung, chương trình, phương thức, phương pháp giáo dục và đào tạo theo hướng hiện đại, hội nhập quốc tế, phát triển con người toàn diện, đáp ứng những yêu cầu mối của phát triển kinh tế - xã hội, khoa học và công nghệ, thích ứng vói cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư”[1, tr.136] và “Đổi mới chương trình nhằm phát triển năng lực và phẩm chất người học, hài hòa đức, trí, thể, mỹ; dạy người, dạy chữ và dạy nghề”[2, tr.128] làm cơ sở định hướng cho việc đổi mới chương trình dạy học ở các nhà trường quân đội để chuyển mạnh quá trình dạy học từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Kết hợp chặt chẽ học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; dạy học ở nhà trường kết hợp với hoạt động thực tiễn ở đơn vị.

Thường xuyên nghiên cứu triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết “Về công tác giáo dục - đào tạo trong tình hình mới”. Tập trung “Đổi mới toàn diện, tạo sự chuyển biến cơ bản, vững chắc về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhân viên chuyên môn kỹ thuật trong Quân đội nhân dân Việt Nam có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam, với Tổ quốc và nhân dân; có tư duy sáng tạo, có trình độ, kiến thức quân sự, chính trị, khoa học, chuyên môn kỹ thuật, đáp ứng với chiến tranh công nghệ cao; phong cách, tác phong dân chủ, chính quy, tinh thần đoàn kết; đạo đức, lối sống lành mạnh; sức khoẻ tốt”[3,tr.38] vào tất cả các khâu, các bước của quy trình đổi mới chương trình dạy học ở các nhà trường quân đội theo hướng “chuẩn hoá, hiện đại hoá”, tinh giản, thiết thực, phù hợp với yêu cầu của các bậc học, ngành nghề chuyên môn; bảo đảm tính tư tưởng, tính khoa học, cơ bản, toàn diện, phù hợp với mặt bằng chung của hệ thống giáo dục quốc gia; gắn với hoạt động thực tiễn của quân đội, phù hợp với sự phát triển của khoa học, kỹ thuật và công nghệ hiện đại.

Hai là, thực hiện tốt quy trình xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học

Thực hiện tốt quy trình xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình dạy học vừa là yêu cầu, vừa là giải pháp rất quan trọng nhằm bảo đảm tính hợp pháp, nhất quán của toàn bộ chương trình; xác định rõ cách tiếp cận, bảo đảm tính khoa học, tính thực tiễn; tuân thủ nguyên tắc tập trung dân chủ. Đặc biệt, cần thực hiện tốt các bước, từ thành lập hội đồng, các tiểu ban chuyên môn, nghiên cứu chương trình dạy học hiện hành, thu thập thông tin của người dạy, người học, người đã tốt nghiệp, đơn vị sử dụng sản phẩm,… đến xây dựng dự thảo chương trình, xin ý kiến chuyên gia, hoàn thiện dự thảo đề cương chương trình, triển khai biên soạn nội dung chi tiết của chương trình, tổ chức hội thảo xin ý kiến đóng góp của các nhà quản lý, nhà khoa học, giảng viên, thẩm định, hoàn thiện, phê duyệt và ban hành.

Để thực hiện mục tiêu đào tạo cán bộ quân đội, chương trình dạy học ở các nhà trường quân đội cần chuyển từ tiếp cận nội dung sang định hướng phát triển năng lực người học. Theo đó, “Trên cơ sở mục tiêu đổi mới giáo dục và đào tạo, cần xác định rõ và công khai mục tiêu, chuẩn đầu ra của từng bậc học, môn học, chương trình, ngành, chuyên ngành đào tạo”[2,tr.127]. Trong chương trình tổng thể, nhất là chương trình môn học, chuẩn đầu ra cần xác định rõ ràng, cụ thể cả về kiến thức, kỹ năngthái độ mà người học đạt được để hình thành, phát triển một cách bền vững những phẩm chất và năng lực đáp ứng nhu cầu thực tiễn hoạt động quân sự theo chức trách được giao mà người học sẽ đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp ra trường và có thể phát triển cao hơn. Đồng thời, “Chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, tri thức pháp luật và ý thức công dân. Tập trung vào những giá trị cơ bản của văn hóa, truyền thống và đạo lý dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại, giá trị cốt lõi và nhân văn của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”[2,tr.128]. Đổi mới chương trình dạy học theo định hướng phát triển năng lực không chỉ đảm bảo kết quả đào tạo bền vững mà còn tiết kiệm thời gian, nguồn lực, đồng thời giảm áp lực làm việc, áp lực học hành đối với người dạy và người học.

Đổi mới chương trình dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học cần giải quyết tốt mối quan hệ giữa kế thừa chương trình hiện hành với bổ sung, phát triển những nội dung mới, định ra khung năng lực dựa trên hoạt động chuyên môn mà người học sẽ đảm nhiệm để “chuẩn hóa, hiện đại hóa” nội dung; định hướng lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp; đồng thời làm nảy sinh ở người học nhu cầu khám phá tri thức, khám phá năng lực của bản thân để phát triển. Nếu chương trình xác định được bộ khung năng lực và hoạt động cần thiết sẽ là cơ sở để mỗi học viên tích cực học tập, rèn luyện, tự phát hiện và phát triển sở nguyện, sở trường của mình trở thành một thực thể có năng lực chuyên môn trong hoạt động thực tiễn.

Để gia tăng tính thực tiễn của chương trình và phát triển năng lực của người học, các nhà trường quân đội cần có cơ chế để các đơn vị sử dụng sản phẩm đào tạo của nhà trường tham gia vào quá trình xây dựng, thực hiện chương trình dạy học và đánh giá kết quả học tập của học viên.

Ba là, cập nhật, bổ sung nội dung dạy học phù hợp với chương trình dạy học và yêu cầu của hoạt động thực tiễn

Xuất phát từ tính đặc thù trong đào tạo cán bộ quân độicác nhà trường quân đội, nội dung dạy học phải bảo đảm tính kế thừa, liên thông giữa các trình độ đào tạo, tránh trùng lặp; kết hợp dạy kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ với kiến thức kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, hoạt động quân sự… làm cơ sở để học viên phát triển năng lực bản thân. Do vậy, cần “Đa dạng hóa nội dung, tài liệu học tập, đáp ứng yêu cầu của các bậc học, các chương trình giáo dục, đào tạo và nhu cầu học tập suốt đời của mọi người”[2,tr.128].

Trong tổ chức dạy học, cần thực hiện có hiệu quả đổi mới nội dung gắn với đổi mới phương pháp dạy và học. Trước yêu cầu đổi mới căn bản, toàn duện giáo dục và đào tạo cán bộ quân đội hiện nay, cùng với việc tăng cường tính chính trị, tính tư tưởng, tính khoa học cần coi trọng giáo dục, rèn luyện tư duy sáng tạo, nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức lối sống, năng lực chuyên môn; bồi dưỡng phương pháp, tác phong công tác,… nhằm hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực lãnh đạo, chỉ huy, quản lý và tổ chức các hoạt động dạy học, giáo dục bộ đội để trở thành những chuyên gia có thể tham gia và chủ trì cuộc đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, phản động.

Trong quá trình đổi mới, phải coi trọng kết hợp giữa lý luận với thực tiễn, giữa nhà trường với đơn vị; lấy hoạt động thực tiễn làm trung tâm để đổi mới chương trình dạy học, bám sát với hoạt động huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu ở đơn vị để điều chỉnh, bổ sung, phát triển chương trình. Trong đổi mới chương trình dạy học ở các nhà trường quân đội cũng cần giải quyết tốt các mâu thuẫn, đặc biệt là mâu thuẫn giữa sự gia tăng về tri thức trong nội dung với quỹ thời gian được bố trí; giữa thời gian, hình thức dạy học lý thuyết với thời gian, hình thức dạy học thực hành và yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học; giữa mong muốn của người xây dựng chương trình với khả năng của học viên và các điều kiện bảo đảm của nhà trường;

Bốn là, tăng cường rèn luyện năng lực thực hành cho người học thông qua các hình thức, phương pháp dạy học

Để thực hiện hiệu quả chương trình dạy học theo định hướng phát triển năng lực cần “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc”[2,tr.128-129]. Tập trung dạy cách học, cách tư duy sáng tạo, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự học suốt đời, cập nhật, bổ sung tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, tăng cường các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học,... để rèn luyện năng lực tư duy, kỹ năng giải quyết tình huống thực tiễn, những vấn đề lý luận mới, những mâu thuẫn nảy sinh,… cho học viên.

Do năng lực hoạt động chuyên môn của học viên không chỉ được hình thành và phát triển bằng con đường truyền giảng thụ động, kiến thức được tiếp thu qua giảng dạy của giảng viên; học viên chỉ làm chủ được những kiến thức đó khi đã chiếm lĩnh chúng bằng chính năng lực nhận thức, khả năng tư duy có ý thức của mình. Mặt khác, về kỹ năng, muốn phát triển, học viên phải được hoạt động trong môi trường gần với môi trường thực dưới sự hướng dẫn của người dạy; những tư tưởng, tình cảm và nhân cách tốt đẹp chỉ có thể được hình thành, phát triển vững chắc thông qua sự rèn luyện trong thực tiễn. Vì thế, trong dạy học, giảng viên cần tăng cường sử dụng các phương pháp dạy học gợi mở, nêu vấn đề, hợp tác, giải quyết tình huống,… Đồng thời, cần phải đầu tư thời gian, công sức để kết cấu nội dung dạy học thành các vấn đề học tập, tình huống có vấn đề, phát huy vai trò chỉ đạo, tổ chức quá trình nhận thức cho người học. Trong đổi mới thực hiện chương trình dạy học, cần tăng cường các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học thực hành để phát triển năng lực tư duy khoa học, năng lực hoạt động thực tiễn cho người học.

Cùng với việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, giảng viên cần phải coi trọng dạy cho học viên phương pháp học; định hướng, hướng dẫn học viên kỹ năng sử dụng các phương pháp đó vào quá trình học tập (dạy phương pháp học cho học viên). Kết hợp đổi mới phương pháp dạy học với đổi mới hình thức tổ chức dạy học, tăng cường sử dụng phương tiễn kỹ thuật dạy học hiện đại, đổi mới phương pháp thi, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học viên theo hướng phát triển tư duy sáng tạo, năng lực của người học. Tăng cường đổi mới công tác kiểm định đánh giá chất lượng dạy học. “Hoàn thiện hệ thống kiểm định chất lượng giáo dục. Định kỳ kiểm định chất lượng các cơ sở giáo dục, đào tạo và các chương trình đào tạo; công khai kết quả kiểm định”[2,tr.132]./.

Tài liệu tham khảo

1. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, 2021, tr.82.

2. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ Tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, Văn phòng Trung ương Đảng, 2013, tr.118.

3. Chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo trong quân đội giai đoạn 2011 - 2020, Nxb QĐND, 2013, tr.17-18.

 

Đại tá, PGS. TS Nguyễn Bá Hùng, Trưởng phòng Khoa học quân sự, Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng

Ý kiến bạn đọc
Hòa trong không khí tưng bừng của cả nước chào mừng tri ân các nhà giáo, vừa qua THCS-THPT Newton long trọng tổ chức “Lễ kỷ niệm 40 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11” nhằm tôn vinh những thầy giáo, cô giáo đang từng ngày từng giờ say sưa trên bục giảng để cống hiến to lớn cho sự nghiệp trồng người.
Khi nói về công lao của những thầy, cô giáo đối với sự nghiệp giáo dục miền núi Nghệ An, không thể không nói đến cố Nhà giáo Ưu tú Lô Xuân Minh – cố Hiệu trưởng Trường THSP Miền núi Nghệ An.
Hằng năm, cứ vào mùa khai trường, vào những ngày của tháng 11, trong tâm trí tôi lại sống dậy mạnh mẽ những kỉ niệm vui buồn, sâu sắc của một thuở đi dạy học nhiều gian nan vất vả, nhiều khó khăn và thương nhớ. Với tôi, tình cảm tôn sư trọng đạo, đạo lí tôn sư trọng đạo luôn luôn âm thầm, sâu lắng nhưng cũng hết sức mạnh mẽ và cao cả. Xin chia sẻ đôi điều về những ngày thương khó của một thuở đi dạy học như là sự tri ân đối với nghề nghiệp cao quý mà mình đã mang duyên nợ suốt cả cuộc đời. Và, cũng từ những ngày dạy học thương khó đó rút ra được những suy ngẫm sâu sắc về truyền thống tôn sư trọng đạo trong dòng chảy văn hóa Việt.                           
Ngày 03/11/ 2022 Hội Cựu Giáo chức tỉnh Lạng Sơn tổ chức Hội nghị biểu dương hội viên tiêu biểu và Kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2022)
Ngày 01/11/2022 Hội Cựu Giáo chức Học viện Ngân Hàng tổ chức Đại hội lần thứ 2 nhiệm kỳ 2022 -2027tại hội trường lớn Học viện Ngân hàng. Dự Đại hội có 158/235 hội viên đã được triệu tập. Đại hội vinh dự được đón tiếp các đại biểu, khách mời đại diện cho Hội Cựu giáo chức Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Công đoàn Ngân hàng Việt Nam, Lãnh đạo Học viện Ngân Hàng.  
GCVN: Kì thi Học sinh giỏi các môn văn hóa và khoa học được tổ chức thường niên là một hoạt động chuyên môn quan trọng nhằm đánh giá chất lượng giáo dục mũi nhọn của các trường THCS.
Dạy học trực tuyến là phương thức dạy học từ xa với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, người dạy và người học thực hiện các hoạt động tương tác với nhau thông qua màn hình ảo nhằm thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ dạy học theo chương trình, kế hoạch đã xác định. Cơ sở khoa học của dạy học trực tuyến là các luận điểm triết học duy vật biện chứng về quy luật nhận thức của người học và những thành tựu của Tâm lý học, Giáo dục học hiện đại. Dạy học trực tuyến là xu thế tất yếu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, của quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục.
Kính lễ với người thầy là truyền thống đạo lý tốt đẹp của người Việt ta. Từ xa xưa người Việt hầu như ai từng đi học cũng đều thuộc câu ca: “Muốn sang thì bắc cầu kiều / Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”. Yêu kính thầy cô, quý trọng tri thức và vì thế vị trí của người thầy luôn được đặt rất cao trong nấc thang xã hội. Theo đà phát triển của xã hội, một số quan niệm không còn phù hợp trong xã hội hiện đại; trong đó liên quan đến môi trường giáo dục, người học có thêm nhiều phương thức, tự do hơn trong học tập. Vai trò, vị thế của người thầy và quan hệ giữa thầy cô với học sinh, với cha mẹ học sinh cũng có những thay đổi. Giáo dục không còn đơn thuần một chiều, thụ động.
Hệ thống giáo dục 4.0 áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến, trên 3 ứng dụng: Một là, sử dụng các thiết bị thông minh để hỗ trợ cho giáo dục và đào tạo. Hai là, tổ chức các khóa học trực tuyến thông qua mạng Internet. Ba là, ứng dụng sáng tạo mở, kết hợp người học và máy tính để thực hiện các nhiệm vụ học tập sáng tạo.
Sáng ngày 18/10/2022, chương trình Báo cáo Dự án “Văn học sáng tạo” mùa 2 của thầy và trò trường TH - THCS Pascal (Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội) đã diễn ra thành công tốt đẹp. Các bạn học sinh với diễn xuất ấn tượng đã mang tới buổi báo cáo những tiểu phẩm sân khấu hóa đặc sắc được lấy cảm hứng từ các bài thơ, trường ca của nhà thơ Trần Đăng Khoa  và tái hiện lại trên sân khấu. Bên cạnh đó, các bạn học sinh đã cùng tham gia hoạt động trải nghiệm trưng bày, trao đổi sách vô cùng thú vị và bổ ích.
Đam mê công nghệ thông tin thôi thúc Nguyễn Văn Hiệp xin nghỉ việc, dành toàn thời gian học lập trình online ở tuổi 25 và chuyển nghề sau ba tháng.
Sau 5 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, nhiệt tình, trách nhiệm và hiệu quả, sáng 11/10/2022, Học viện Báo chí và Tuyên truyền phối hợp với Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục, Đại học Vinh tổ chức Lễ Bế mạc đợt khảo sát chính thức đánh giá chất lượng giáo dục 04 chương trình đào tạo trình độ đại học các ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học, Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam, Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước, Kinh tế chính trị.
GD&TĐ - Hàng loạt giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục Tiểu học đã được ngành giáo dục Lào Cai đưa ra để các nhà trường triển khai, tháo gỡ.
GD&TĐ - Giờ dạy có sự hài hòa giữa lý thuyết, bài tập, thực hành để học sinh nắm vững nội dung cốt lõi nhưng không được cắt xén hay giảm tiết môn học.
Điện ảnh là ngành được xác định là tiên phong trong công nghiệp văn hóa ở Việt Nam. Làm sao để Điện ảnh phát triển, thực sự đem lại GDP, quảng bá văn hóa con người Việt Nam ra thế giới, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với ông Vi Kiến Thành- Cục trưởng Cục Điện ảnh để làm rõ hơn vấn đề này.
Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch Hàn Quốc mới đây cho biết nhạc hội văn hóa đầu tiên trong khuôn khổ triển lãm K Expo Vietnam 2022 đã diễn ra tại thủ đô Hà Nội, mở màn cho sự kiện giao lưu văn hóa giữa Hàn Quốc và Việt Nam.
Văn hóa giao thông có lẽ là thuật ngữ được nhiều người nhắc đến từ người tham gia giao thông cho đến các bạn học sinh khi còn ngồi ghế của nhà trường. Nhưng để hiểu văn hóa giao thông là gì? Và tham gia như thế nào để thể hiện sự văn hóa thì không phải ai cũng nắm rõ được. Hãy cùng Anycar tìm hiểu rõ vấn đề này qua bài viết này nhé!
(DNTO) - Trong giai đoạn hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp vẫn chưa thành công trong chiến lược chuyển đổi số bởi rất nhiều nguyên nhân. Nhiều doanh nghiệp cho biết hiện tiến trình chuyển đổi số đang rất chậm do thiếu vốn, thiếu nguồn nhân lực và cả đơn vị cung cấp giải pháp.
(DNTO) - Tuần qua, bộ 3 cổ phiếu thép “đình đám” là CTCP Tập đoàn Hòa Phát HPG (+10,5%), Công ty Cổ phần Thép Nam Kim NKG (+14.9%), Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen HSG (+19,9%), đều ghi nhận mức tăng khá ấn tượng.
GD&TĐ - Nếu nhiễm lại một tuýp virus dengue khác, bệnh nhân có thể bị nặng hơn, dễ trở thành sốt xuất huyết dengue hoặc sốc dengue.
GD&TĐ - Chào mừng 92 năm ngày phụ nữ Việt Nam, Công đoàn Formosa Hà Tĩnh tổ chức giải kéo co cho nữ công nhân với những trận đấu hấp dẫn, kịch tính.
Thay mặt Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh vừa ký ban hành Nghị định số 83/2022/NĐ-CP ngày 18/10/2022 quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
GD&TĐ - Một siêu thị Điện Máy Xanh ở TP. Đà Nẵng đã bị mất 130 chiếc điện thoại trị giá hơn 1,2 tỷ đồng khi cho người dân vào tránh lụt đêm 14/10.
GD&TĐ - Đầu năm 2022, khoảng 75% trường học ở Mỹ yêu cầu học sinh, giáo viên đeo khẩu trang khi học trực tiếp, theo số liệu từ Trung tâm Thống kê Giáo dục quốc gia. Đến trước khi nghỉ hè, con số này giảm xuống 15%.
GD&TĐ - Trường ĐH Oxford, Anh, tiếp tục đứng đầu danh sách trường đại học thế giới năm 2023 của THE trong 7 năm liên tiếp.
GD&TĐ -Tại Hàn Quốc, chương trình giáo dục phổ thông không tổ chức dạy thể dục cho học sinh lớp 1 và lớp 2, những năm đầu tiểu học.
GD&TĐ - Nhiều gia đình khó khăn tại Indonesia buộc phải cho con nghỉ học do không đủ khả năng chi trả học phí.
GD&TĐ - Trung Quốc đang cần hàng triệu công nhân lành nghề để duy trì hoạt động của nền kinh tế như thợ sửa ô tô, chữa điện lạnh, kỹ thuật viên máy tính… Tuy nhiên, hệ thống giáo dục nghề nghiệp nước này đã rơi vào tình trạng hỗn loạn, khiến nền kinh tế của họ không đủ khả năng để thay thế hàng triệu người có tay nghề cao sắp nghỉ hưu trong bối cảnh dân số già và lực lượng lao động bị thu hẹp.
20 năm qua đã có rất nhiều ý kiến tâm huyết của cá nhân hoặc tập thể các nhà giáo dục, các nhà khoa học trong và ngoài nước đóng góp cho sự nghiệp GD-ĐT nước nhà. Có thể kể một số kiến nghị chính sau đây: Kiến nghị của Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cuối năm 1996(2), 2000(3), 2005(4); Kiến nghị của Đại tướng Võ Nguyên Giáp năm 2004-2006(5); Kiến nghị của 24 GS và nhà khoa học trong và ngoài nước do GS Hoàng Tụy chủ biên năm 2004(6); Đề án kiến nghị của nhóm trí thức người Việt ở nước ngoài do GS Vũ Quang Việt chủ biên năm 2005(7); Báo cáo “lựa chọn thành công” trong đó có một phần đánh giá về GD-ĐT của nhóm GS và chuyên gia thuộc trường Đại học Harvard trình trực tiếp thủ tướng cuối năm 2007(8); Kiến nghị của nhóm nghiên cứu đề tài khoa học cấp Nhà nước do bà Nguyễn Thị Bình làm chủ nhiệm 2008(9); Riêng mảng cơ cấu hệ thống giáo dục nói chung và hệ thống dạy nghề nói riêng có kiến nghị năm 2011(10) của Đặng Danh Ánh và một số kiến nghị của 30 nhà khoa học trong và ngoài nước đã được in thành sách năm 2007(11).
GD&TĐ -Từ năm học 2022 - 2023, Bộ Giáo dục Bờ Biển Ngà ban hành quy định học sinh có điểm trung bình năm học dưới 8,5 trên thang điểm 10 sẽ bị đuổi học.