Hội nghị Ban chấp hành trung ương Hội Cựu giáo chức Việt Nam lần thứ 5 nhiệm kỳ (2019-2024)
TCGCVN - Hôm nay (29/11), tại Hà Nội, Hội Cựu Giáo chức Việt Nam tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 5, nhiệm kỳ IV (2019-2024). GS.TSKH.NGND Nguyễn Mậu Bành - Chủ tịch Hội Cựu Giáo chức Việt Nam chủ trì hội nghị.
Toàn cảnh Hội nghị
Tại hội nghị, GS.TSKH.NGND Nguyễn Mậu Bành - Chủ tịch Hội Cựu giáo chức Việt Nam thay mặt đoàn chủ tịch khai mạc nêu nội dung mục đích yêu cầu của kỳ họp, trình bày tổng kết công tác năm 2023 và phương hướng hoạt động năm 2024, báo cáo kế hoạch chuẩn bị Đại hội V của Hội cựu giáo chức Việt Nam, báo cáo những Chặng đường 20 năm xây dựng và phát triển Hội Cựu Giáo chức Việt Nam.
Ban chấp hành trung ương hội đã thảo luận và nhất trí cao với báo cáo của Ban thường vụ trình bày tại hội nghị. Mặc dù còn nhiều khó khăn về điều kiện hoạt động nhưng các cấp hội từ trung ương đến cơ sở đã tích cực sáng tạo, nghiêm túc thực hiện các phương hướng nội dung và mục tiêu của toàn hội được đề ra từ hội nghị Ban chấp hành Trung ương hội lần thứ 4 và đạt được nhiều kết quả.
GS.TSKH.NGND Nguyễn Mậu Bành - Chủ tịch Hội Cựu Giáo chức Việt Nam phát biểu tại hội nghị
Phát biểu tại Hội nghị, GS.TSKH.NGND Nguyễn Mậu Bành cho biết: “Năm 2023 Hội Cựu Giáo chức trong cả nước đứng trước nhiều khó khăn, thử thách to lớn. Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội không đạt được như đã đề ra từ đầu năm do tác động và ảnh hưởng của cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine kéo dài và cuộc xung đột ở dải Gaza và Israel đã tác động rất nhiều đến sự phát triển của Việt Nam.”
Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự cố gắng của toàn dân nên chúng ta đã giảm thiểu tới mức thấp nhất sự ảnh hưởng. Mọi hoạt động kinh tế - xã hội của Việt Nam vẫn ổn định. Chúng ta đã vượt qua khó khăn và vẫn giữ được tốc độ phát triển so với nhiều nước trên thế giới và trong khu vực Đông Nam Á.
Kết quả thực hiện các chương trình công tác năm 2023
1. Củng cố niềm tin của toàn thể hội viên Hội Cựu Giáo chức vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý và điều hành của Đảng và Nhà nước.
2. Xây dựng tổ chức Hội vừa mở rộng địa bàn, phát triển hội viên.
3. Chăm lo đời sống tinh thần và vật chất từ kiến nghị các chính sách bảo vệ quyền lợi cho nhà giáo về hưu.
4. Vận động nhà giáo về hưu đóng góp trí tuệ, kinh nghiệm góp phần thực hiện đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo.
5. Tham gia các hoạt động xã hội, phát huy vai trò nhà giáo, người trí thức, người cao tuổi trên địa bàn dân cư và các tổ chức chính trị, xã hội và xã hội nghề nghiệp.
Những hoạt động trên đã góp phần nâng cao vị thế của Hội Cựu giáo chức trong cả nước cũng như tại các địa phương.
Chương trình công tác Hội năm 2024
- Thực hiện tốt kế hoạch chuẩn bị tổ chức Đại hội Đại biểu Toàn quốc
- Thực hiện tốt phương hướng nhân sự của Ban chấp hành khóa V
- Tiếp tục phát huy kết quả và các bài học kinh nghiệm của toàn Hội trong thời gian qua
Hoạt động Thường trực và Ban Thường vụ
Đảm bảo các hoạt động thường xuyên của Trung ương Hội, giữ mối quan hệ với Bộ GD&ĐT, Công đoàn Giáo dục Việt Nam với các Hội thành viên trực thuộc trung ương Hội.
Phối hợp với Ban Tuyên huấn Trung ương Hội và Tạp chí Giáo chức Việt Nam đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền để mọi người trong xã hội hiểu rõ hơn về hoạt động của Hội Cựu Giáo chức.
Dự thảo phương hướng cơ cấu nhân sự Hội Cựu Giáo chức Việt Nam nhiệm kỳ V (2024-2029)
- Ban Chấp hành Trung ương: tổng số 134
- Công tác tại Văn phòng Trung ương Hội: 5
- Công tác địa phương: 2
- Công tác tại các Học viện, trường Đại học, cơ sở trực thuộc: 3
Chủ tịch, Phó Chủ tịch: tổng số 10
- Số uỷ viên Thường vụ tại Văn phòng Trung ương: 15
- Số uỷ viên Thường vụ tại các Tỉnh, Thành phố: 11
- Số uỷ viên Thường vụ tại các Học viện, trường Đại học, cơ sở trực thuộc: 3
Ban Thường vụ Trung ương Hội: tổng số 29 (24,6%)
- Số uỷ viên BCH tại Văn phòng Trung ương: 28
- Số uỷ viên BCH tại tỉnh/thành phố: 64
- Số uỷ viên BCH tại Học viện, Trường Đại học - Cao đẳng, cơ sở trực thuộc: 42
Báo cáo những chặng đường 20 năm xây dựng và phát triển Hội Cựu Giáo chức Việt Nam:
Đại hội lần thứ I - Đại hội thành lập Hội (2004-2009) ngày 3/7/2004 đã tiến hành Đại hội tại thủ đô Hà Nội bầu Ban Chấp hành Trung ương Hội, có 82 uỷ viên Ban Chấp hành.
Đại hội lần thứ II nhiệm kỳ (2009-2014) họp ngày 12/11/2009 tại thủ đô Hà Nội (Đại học Bách Khoa Hà Nội. Đại hội tiếp đón đồng chí Trương Tấn Sang - Uỷ viên Bộ Chính trị thường trực Ban Bí thư đã đến tham dự và phát biểu chỉ đạo đồng chí Nguyễn Vinh Hiển - Thứ trưởng Bộ GD&ĐT chào mừng Đại hội và trao bằng khen của thủ tướng cho Hội. Hội đã phát triển 53 tỉnh, thành, 433 quận/ huyện, 5138 xã/ phường, 34 cơ sở Đại học/ Học viện với 340000 hội viên.
Đại hội lần thứ III nhiệm kỳ (2014-2019) họp ngày 13/11/2014. Hội đã phát triển 63 tỉnh, thành, 549 quận/ huyện, 7590 xã/ phường, 45 trường Đại học/ Học viện, 60 vạn hội viên.
Đại hội lần thứ IV nhiệm kỳ (2019-2024) họp tháng 11/2019 tại thủ đô Hà Nội (Trường Đại học Xây Dựng). Đại hội đã suy tôn GS.VS.NGND Phạm Minh Hạc là Chủ tịch Danh dự của Hội và đã bầu 134 uỷ viên Ban Chấp hành, 29 Uỷ viên Ban Thường vụ, 01 Chủ tịch và 9 Phó Chủ tịch công tác tại trung ương và địa phương và các Đại học, Học viện, Trường ĐH-CĐ, bầu là GS.TSKH.NGND Nguyễn Mậu Bành là Chủ tịch Hội sau khi được đồng ý của Ban Tổ chức Trung ương Đảng.
Lãnh đạo Hội Cựu Giáo chức luôn luôn phát huy thế mạnh, uy tín của Hội để xây dựng phối hợp mối quan hệ gần gũi, thân thiện, hòa nhập với địa phương. Ngoài ra, Hội thường xuyên chủ động phối hợp chặt chẽ với cấp uỷ Đảng, Lãnh đạo của Chính quyền, cơ quan, đơn vị sự nghiệp giáo dục theo địa bàn hoạt động để báo cáo công việc của Hội Cựu Giáo chức, tranh thủ sự lãnh đạo, sự đồng tình ủng hộ, tạo điều kiện, giúp đỡ của địa phương để công việc của Hội đạt kết quả tốt nhất.
Một số hình ảnh tại Hội nghị:
PV Ban Truyền Thông