1. Nghiên cứu & kinh nghiệm
  2. >
  3. Giáo dục Việt Nam

VĂN HÓA NGA TRONG XÃ HỘI VIỆT NAM HIỆN ĐẠI VÀ NHỮNG ĐỀ XUẤT ĐỐI VỚI GIÁO DỤC HỘI NHẬP

10:13 | 30/07/2024
aA

Đặt vấn đề

Việt Nam là một quốc gia nằm ở ngã ba của các nền văn hóa, cùng với các làn sóng giao lưu từ các quốc gia khu vục Đông Nam Á từ nhiều thế kỷ, thì giao lưu văn hóa Đông Tây cũng đã được đánh dấu từ thời đại khai sáng của Thực dân Pháp. Đặc biệt trong thế kỷ XX, ảnh hưởng của luồng tư tưởng giải phóng dân tộc của cách mạng Tháng Mười Nga và kế đó là sự ra đời của hệ thống xã hội chủ nghĩa, văn hóa Nga cũng đã đến Việt Nam. Trên 70 năm sát cánh cùng nhân dân Việt Nam trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng xã hội chủ nghĩa, những chủ nhân của nền văn hóa Nga với tâm hồn cao thượng và tinh thần quốc tế vô sản trong sáng đã để lại những dấu ấn tốt đẹp, sâu sắc trong tâm hồn người Việt Nam. Cho đến nay, nhiều nét tinh hoa, cốt cách của văn hóa Nga còn luôn sống động trong đời sống xã hội Việt Nam hiện đại.

Tổng thống LB Nga Vladimir Putin thăm chính thức Việt Nam, ngày 20/6/2024

1. Khái niệm về văn hóa Nga

Trong bài viết này, chúng ta đề cập tới văn hóa Nga với nội hàm rộng, bao gồm cả nền văn hoá Nga tuyền thống, cũng như văn hoá Nga từ sau cách mạng tháng Mười. Cũng có các ý kiến của nhiều học giả nước ngoài khi đề cập đến văn hóa Nga và văn hóa Nga Xô Viết. Văn hóa Nga thường chỉ được hiểu theo nghĩa hẹp: đó là nền văn hoá của dân tộc Nga được sinh ra trong quá khứ của lịch sử nước Nga, có từ xa xưa trước Cách Mạng Tháng Mười... cho đến nay vẫn còn tồn tại và phát triển ngay cả sau khi không còn Liên bang Xô Viết. Còn những gì mà người Nga và các dân tộc khác trong Liên Bang Xô Viết trước đây xây dựng nên trong lĩnh vực văn hoá từ sau Cách Mạng Tháng Mười thì được hợp nhất vào một phạm trù bao trùm là Văn hoá Xô Viết. Tuy nhiên, trong cộng đồng học thuật Việt Nam, quan niệm đó chỉ được đề cập khi phân biệt các lĩnh vực cụ thể với các giai đoạn cụ thể của lịch sử nước Nga như: văn họa Nga và văn học Xô Viết, hay chính quyền phong kiến Nga Hoàng và chính quyền Xô Viết…mà thôi.

Như nhiều lý luận gia và nhiều nhà lãnh đạo quốc tế đã nhận định: Văn hoá Nga hiện đại, được phát triển trên nền tảng của một nền văn hóa Nga truyền thống vĩ đại, nay trở thành một hiện tượng lịch sử không thể hồ nghi và phủ nhận. Nó đã tạo nên nhiều giá trị chân chính cho nhân loại với những thành tựu xuất sắc, được giới học thuật cả thế giới ngưỡng mộ. Dù là ở giai đoạn nào của lịch sử nước Nga: thời phong kiến Nga Hoàng hay thời kỳ dưới sự lãnh đạo của chính quyền Xô Viết, không thể không kể đến những tuyệt tác về văn học, kiến trúc, điện ảnh và nhạc phẩm…, như: Sông Đông êm đềm, Anna Karenhina của L.Tolstoi, Thép đã tôi thế đấy của Oxtrotxki, Năm đêm trắng của Dostoievski; các bộ phim: Mười bảy khoảng khắc mùa xuân, Họ đã chiến đấu vì Tổ quốc... hay các công trình kiến trúc: tượng đài vũ trụ Koxmos ở Matxcova, tượng đài kỉ niệm người chiến sĩ Xô Viết ở Berlin, các vở Ba lê như Hồ Thiên Nga, gái ngủ trong rừng…. hay các bản giao hưởng nổi tiếng của Prokophiev và Sôxtakôvitch cùng vô số tác phẩm xuất sắc của nền hóa Nga khác – đã tạo nên những giá trị mang đặc trưng Nga, đóng góp một phần đậm nét tạo nên diện mạo của văn hóa nhân loại. Những kiệt tác đó của nền văn hóa Nga vì thế cũng đã chinh phục trái tim của hàng trăm triệu độc giả, khán giả, thính giả khắp năm châu, trong đó có người dân Việt Nam.

Ngay từ những ngày đầu tiếp xúc cho tới nay, Văn hóa Nga đã tạo ra một cảm hứng sáng tạo mới cho giới văn học nghệ thuật Việt Nam, về một thế giới tốt đẹp chưa từng có trong lịch sử trước đây, và cảm hứng đó có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống tinh thần và nhiệt huyết cách mạng của người dân Việt Nam. Chúng ta còn nhớ lại những câu thơ của nhà thơ Tố Hữu đã từng nói về cái cảm hứng sáng tạo khi nói về một xứ sở mà: Nơi tiêu diệt lòng tham, Không riêng ai của cải, Hàng triệu người thân ái, Cùng chung sức nhau làm, Để cùng nhau vui sướng…. Nơi có những ông lão làm thuê (khi đó gọi là đầy tớ) vẫn: Há mồm khoan khoái, Lão ngồi mơ nước Nga... . Điều đó chỉ có thể có được ở nền văn hóa Nga bởi đó là nền văn hóa vĩ đại của một cộng đồng chung của một cộng đồng trong Liên bang Xô Viết – vừa mang tính cách mạng vừa mang tâm hồn nhân hậu đặc trưng chỉ có ở người Nga với tinh thần quốc tế vô sản trong sáng. Cũng như cái tên nhà nước: "Liên bang Cộng hoà XHCN Xô Viết" là một cái tên chung cho các dân tộc trong Liên Xô hợp lại, bản thân nền văn hoá Nga là một nền văn hoá mang tính quốc tế, nền văn hóa đó do tất cả các dân tộc trong Liên bang Xô Viết thời đó kiến tạo nên, trở thành tài sản tinh thần chung của một "Cộng đồng nhân dân Xô Viết" (Hiến pháp Liên Xô 1977). Cơ sở hợp nhất của nền văn hóa ấy có sức mạnh vượt lên trên mọi sự khác biệt về sắc tộc để khẳng định sự ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa, sự tiên phong của chủ nghĩa Mác-Lê-nin - hệ tư tưởng của giai cấp công nhân, của lý tưởng cộng sản chủ nghĩa…để dìu dắt các dân tộc thoát ra khỏi mọi áp bức bóc lột, cùng xây dựng một cuộc sống công bằng và thịnh vượng. Một nền văn hóa tiến bộ trên cơ sở đúc kết những tinh hoa truyền thống của một cộng đồng các dân tộc cùng chung sống trên lãnh thổ rông lớn nhất thế giới (từ 30/12/1922 Liên Xô trở thành quốc gia có diện tích lớn nhất thế giới với 22.404.200km2) đã có sức lan tỏa, hấp dẫn nhân tâm của các dân tộc tiến bộ trên thế giới, trong đó có người dân Việt Nam. Sau này, GS.Trần Xuân Nhạ nguyên Bộ trưởng Bộ GD-ĐT trong cuộc tiếp Chủ tich Duma Quốc gia Nga X.Naryshkin tại ĐHQGHN (năm 2014) đã nhấn mạnh: Văn hóa Nga với tinh thần Nga phóng khoáng, hào hùng và lãng mạn thẫm đẫm trong tâm hồn người Việt ở nhiều thế hệ”.

Không phải do phần đông các nhà khoa học, các nhà ngoại giao hay các dịch giả đều được đào tạo tại một “giảng đường đào tạo rộng lớn” với nhiều ngành khoa học ở Liên xô trước đây và nước Nga hiện nay, nên mới hết lòng thán tán cho nền văn hóa Nga như vậy, mà bởi chính bản thân những giá trị có một không hai chứa đựng trong đó đã tạo nên một nền văn hóa vĩ đại, mang đặc trưng Nga trong văn hóa nhân loại. Nó luôn là nguồn cảm hứng bất tận đối với tất cả những ai đã được biết về nó, không chỉ riêng là người Việt Nam.   

 

 

Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng thống LB Nga Vladimir Putin dự buổi gặp gỡ

lãnh đạo Hội hữu nghị Việt – Nga và các thế hệ cựu sinh viên Việt Nam học tại Nga

2. Hình ảnh người Nga, (người Liên Xô) và văn hóa Nga trong đời sống của người dân Việt

Đã từ lâu lắm rồi, trong cuộc sống đời thường hình ảnh người Nga (người Liên Xô) luôn gần gũi thân thiện với nhiều thế hệ người Việt Nam. Khi thấy một người nước ngoài mang diện mạo Âu châu trên phố, không cần biết họ mang quốc tịch nước nào, người Việt thường quen gọi chung là ông Liên Xô. Hình ảnh thân thiện của người Nga cũng đã đi vào các hoạt động giao tiếp thường ngày giữa cả những cộng đồng người Việt không biết tiếng Nga. Tuổi thơ của nhiều người Việt không quên những bài hát đồng dao: Ông Liên Xô, bà Trung Quốc, ông đi guốc, Bà đi giày…. Thậm chí cho tới giờ vẫn còn những câu chuyện cười đầy thiện chí về về người Liên Xô: Béo như bà Liên Xô! “Cười như Liên Xô được mùa”! hay 1 chút trào phúng về sự hồn hậu dễ tin của người Nga (người Liên Xô) trong văn phong xuồng sã của người Việt: “Nga ngố”...

1) Văn học Nga-Xô Viết là nơi thể hiện sống động đời sống xã hội của nhân dân LB Xô Viết trước đây và người Nga hiện nay. Từ nhiều năm nay, các tác phẩm của các tác giả nhiều tác giả kinh điển như Lev Tolstoy, Tr.Aimantov, A.Gaida, hay Pautovski… đã trở nên quen thuộc với độc giả Việt Nam, đặc biệt tủ sách thiếu nhi như: Bác Phiodor, con chó và con mèo của Eduard Uspensk, Cá sấu Ghena và các bạ, hay Timuar và đồng đồi của A. Gaidar… là những tác phẩm luôn có sức bám lâu bền ở Việt Nam được nhiều thế hệ thanh thiếu niên Việt yêu mến. Do có những thăng trần về chính trị xã hội, có một thời gian, văn học Nga ít được quan tâm… Nhưng giờ đây, hãy thử bước vào 1 hiệu sách, tại khu vực các sách kinh điển nước ngoài, bên cạnh một số sách văn học kinh điển nổi tiếng như Sông Đông êm đềm, Thép đã tôi thế đấy…., lại vừa xuất hiện hàng loạt sách văn học Nga đã được dịch sang tiếng Việt đến với độc giả Việt Nam như: Đôi cánh của Ch.Stark, tiểu thuyết Đầu xanh tuổi trẻ của F. Dostoevsky, vở kịch bằng thơ Khổ vì trí tuệ của A.Griboedov và tập truyện ngắn Nga đương đại Kinh nghiệm tình ái…. Rõ ràng rằng văn hóa Nga – Xô viết thể hiện trong văn học vẫn luôn có 1 chỗ đứng trong cộng đồng ở Việt Nam.

2) Cùng với văn học Nga, âm nhạc Nga cũng đã để lại một dấu ấn sâu đậm trong lòng các khán - thính giả người Việt. Những những bài hát Nga truyền thống như: Kachiusa, Thời thanh niên sôi nổi, Chiều Matxcova, Đỉnh núi Lê Nin, Cuộc sống ơi ta mến yêu người …, đến những ca khúc hiện đại: Người đàn bà hát, Lavanda, Điệu nhảy trên trống,…. Vẫn luôn được vang lên trên các giảng đường dạy học tiếng Nga, trong giờ sinh hoạt của các câu lạc bộ như:  Hội yêu nhạc Nga, hoài niệm Liên Xô hay Nụ cười Nước Nga…. đem lại những cảm xúc thăng hoa, tiếp thêm niềm tin yêu cuộc sống, tình yêu Tổ quốc cho lớp trẻ Việt Nam.

Một trong những thể loại nghệ thuật đặc sắc không thể bỏ qua trong văn hóa Nga, đó là múa ba lê. Các vở Ba lê Nga cổ điển như Hồ Thiên Nga, gái ngủ trong rừng, Kẹp Hạt dẻ, Romeo và Juliet…. đã có tuổi đời gần 2 thế kỷ nhưng nay vẫn mãi là những tuyệt tác thế giới mà nền nghệ thuật Nga để lại trong lòng người dân Việt.

3) Dù muộn màng hơn so với văn học và âm nhạc, nhưng điện ảnh Nga cũng đã để lại nhiều dấu ấn sâu đậm trong lòng người Việt. Những bộ phim như Bài ca người lính, Khi đàn sếu bay qua, Chiến tranh và hòa bình, Bình minh nơi đây yên tĩnh, Người thứ 41, Matxcơva không tin vào nước mắt... luôn nằm trong danh sách những bộ phim yêu thích của khán giả Việt Nam. Có lẽ bởi phim Nga luôn hướng đến những giá trị nhân văn cao cả, nơi mà hình ảnh những người mẹ, những người lính giống như bao bà mẹ và người lính ở Việt Nam họ sống và chiến đấu vì Tổ quốc, vì hạnh phúc của dân tộc

4)  Ở các thành phố lớn của Việt Nam hiện nay, văn hóa thường nhật của người Nga cũng đã được thâm nhập. Ngày càng có nhiều nhà hàng, cửa hiệu giới thiệu về ẩm thực và văn hóa Nga như: các nhà hàng Giấc mơ nhỏ, Sứ sở Bạch Dương, Việt Nga hay CCCP…, là nơi tụ họp của những người đã từng có thời gian sống, làm việc và học tập ở nước Nga hay Liên Xô trước đây, những người Nga đang làm việc ở Việt Nam hoặc cả những người Việt muốn tìm hiểu về đất nước Nga thân thương này. Họ hội tụ về đây không chỉ để để thưởng thức những món ăn đậm chất Nga mà còn để giao lưu văn hoá, trao đổi về cuộc sống, công việc hoặc ôn lại những kỷ niệm khi còn ở xứ sở của tuyết trắng. Chính vì vậy, chúng ta cũng có thể khá dễ dàng tìm thấy những đồ lưu niệm truyền thống của Nga, như: búp bê Matryoshka, ấm pha trà Xamovar, chiếc đồng hồ Cúc-cu...., cây đàn balalaika…. trên các gian hàng quà tặng; và cả những món ăn truyền thống Nga: bánh mỳ đen, trứng cá hồi, thịt lợn muối hay xa lát Nga..., vẫn luôn có mặt trong các thực đơn và trở thành “gu ẩm thực” trong nhiều nhà hàng của người Việt...

5) Tại đây, tác giả muốn đi sâu hơn về một từ được coi là thiêng liêng trong tiếng Nga là “dusha” nghĩa là “tâm hồn” – một từ được coi trung tâm trong mọi tâm thức và hành động hàng ngày của người Nga và cũng thể hiện rất đặc trưng của bản sắc Nga. Ít có dân tộc nào trên thế giới lại có một tâm hồn cởi mở, bao dung, nhân hậu và thủy chung trong sáng như ở dân tộc Nga. Điều này chúng ta cảm nhận được ở khắp mọi nơi, đâu có các dấu ấn của các chuyên gia Liên Xô giúp Việt Nam xây dựng và bảo vệ đất nước. Để trị thủy dòng sông Đà hung giữ và mang ánh điện đến mọi miền của Việt Nam, đã có tới 168 chuyên gia Liên Xô đã ngã xuống mà tên tuổi của họ vẫn còn đó tại Đài tưởng niệm 168 “đóa hoa bất tử” ở ngay trên bở của thủy điện Hòa Bình. Trong thời gian huấn luyện các phi công Việt Nam non trẻ giai đoạn 1978-2002, đã có tới 44 chuyên gia quân sự Liên Xô đã anh dũng hy sinh trong khi làm nhiệm vụ quốc tế mà giờ đây tên tuổi của họ còn được ghi lại trên Tượng Đài Cam Ranh tỉnh Khánh Hòa. Còn biết bao nhiêu tên tuổi chuyên gia Liên Xô tuy tên tuổi của họ không được ghi lại trên Đài tưởng niệm, nhưng những công trình thế kỷ như Lăng Hồ Chí Minh, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Cầu Thăng Long, Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô…. Đều là những “Tượng đài” đáng ghi nhớ về sự hy sinh, tinh thần sẵn sang chia sẻ khó khăn với Việt Nam khi nước nhà vừa kinh qua cuộc chiến tranh ác liệt… Văn hóa Nga –Xô viết với lòng nhân hậu và quả cảm được đúc kết trong chính những con người Nga bằng xương bằng thịt nhưng lại có thể tạo nên những kỳ tích để lại đời đời cho hậu thế của dân tộc Việt Nam. 

6) Ở Việt Nam còn có một “góc Nga” trong không gian văn hóa Việt Nam. Một điểm sáng mới là hợp tác trong lĩnh vực du lịch, khi lượng khách Nga sang Việt Nam tăng trung bình hằng năm hơn 30%. Đặc biệt ở các vùng du lịch biển như Nha Trang, Bình Thuận, Phú Quốc, Mấy năm gần đây đã chứng kiến sự gia tăng ngoạn mục của du khách Nga đến Việt Nam.

Tại một số trung tâm du lịch: Nha Trang, Mũi Né, Cam Ranh..., gần đây còn xuất hiện các làng Nga. Tận dụng cơ hội miễn thị thực (visa) cho công dân hai nước từ năm 2009, một số công dân Nga trẻ tuổi đã trở lại Việt Nam để bắt đầu một cuộc lập nghiệp mới. Nhiều người đã quá quen thuộc với công việc tổ chức đoàn cho khách Nga, cũng như với nếp sống và văn hóa Việt Nam. Nhiều công dân Nga đã tìm thấy một nửa cuộc đời mình ở Việt Nam, chuyện chồng Nga, vợ Việt hoặc chồng Việt, vợ Nga đã không còn xa lạ ở nơi mà hai dân tộc cùng sinh sống gần gũi, chan hòa và thân thiện. Nhiều gia đình Việt - Nga ở đây tụ họp thành một câu lạc bộ Việt Nga và thường xuyên tụ tập giao lưu. Khi là bữa tiệc sinh nhật, khi thì là buổi lễ tân gia, hay những dịp lễ, Tết. Những cô bé, cậu bé mang trong mình dòng máu hai dân tộc được bố mẹ dạy cả tiếng Việt lẫn tiếng Nga để các em hiểu biết và yêu mến cả hai nền văn hóa vốn rất đậm đà bản sắc.

Một vài hình ảnh phác thảo trên đây cho thấy, giao lưu văn hóa Việt – Xô trước đây và Việt – Nga hiện nay vẫn luôn là điểm sáng trong bối cảnh hội nhập ở Việt Nam. Tuy nhiên, sức lan tỏa của điểm sáng hội nhập ấy có được lâu bền, có phát huy được tác dụng tích cực tới năng lực hội nhập của các thế hệ tương lai hay không lại là một nhiệm vụ mà các nhà quản lý giáo dục cần phải quan tâm nhiều hơn. Nhất là trong bối cảnh hiện nay sự ảnh hưởng của các nền kinh tế lớn đối với Việt Nam vẫn đang là một xu hướng chiếm ưu thế.

3. Một số đề xuất đối với nhiệm vụ giáo dục hội nhập      

Trong bối cảnh đất nước mở cửa bắt tay với bè bạn năm châu, đồng thời ứng phó thông minh với xu hướng toàn cầu hóa hiện nay. Vấn đề giáo dục hội nhập, nói chung và giáo dục kỹ năng hội nhập, nói riêng lại là nhiệm vụ đang được đặt ra cấp thiết đối với cả hệ thống giáo dục nước ta. Chúng ta vẫn hiểu mọi kỹ năng chỉ có thể được chuyển thành kỹ xảo và phát huy hiệu quả tích cực của nó khi con người được trang bị từ sớm và được trải nghiệm thực tế trong quá trình hợp tác lao động và học tập . 

Trong khuôn khỏ nghiên cứu này, chúng tôi không tham vọng đi sâu vào việc trang bị kỹ năng co bản để hội nhập hiệu quả, nói chung, như kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng hợp tác làm việc nhóm, kỹ năng tự chủ…. Khía cạnh giáo dục kỹ năng hội nhập trong bài báo này xin được nhấn mạnh vào: 1) Kỹ năng tôn trọng sự khác biệt về văn hóa, 2) Kỹ năng hiểu biết lẫn nhau và 3) Kỹ năng quản trị hợp tác trên sơ sở tôn trọng lợi ích của các bên đối tác.

 

 

Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng và các đại biểu tặng hoa cho các nghệ sĩ

1) Hành trang quan trọng trước tiên để hội nhập tốt đó là Kỹ năng ngoại ngữ (nói, nghe, đọc, viết) và người ta thường nói tới kỹ năng sử dụng tiếng Anh – đó là điều không cần bàn cãi. Nhưng khi nói tới việc hội nhập văn hóa Nga – Việt trong nghiên cứu này bên cạnh việc sử dụng tốt tiếng Anh, thì việc biết thêm tiếng Nga dù ở mức sơ đẳng, cũng là điều cần thiết. Sự sai lầm là chỉ cần nắm vững tiếng Anh với tư cách là ngoại ngữ số 1 của thế giới mà quên đi việc tiếng Nga cũng là ngôn ngữ của một cường quốc trên thế giới…. Quan niệm đó đã tự hạn chế đi thành công trong những cơ hội hợp tác với các đối tác là người Nga. Mặc cho tiếng Anh đang thể hiện sự “bành trướng” mạnh mẽ trên bản đồ ngôn ngữ thế giới, thì hiện nay tiếng Nga vẫn thuộc vào nhóm 10 ngôn ngữ thông dụng của thế giới với 275 triệu người sử dụng, sau các thứ tiếng Anh, Trung, Hindu, Tây Ban Nha và tiếng Pháp và cho tới nay tiếng Nga vẫn là một trong 5 ngôn ngữ chính được Liên hiệp quốc sử dụng. Biết được tiếng Nga lớp người tương lai của đất nước hiểu biết hơn về đời sống xã hội của 15 quốc gia độc lập thuộc LB Xô viết trước đây và 2/3 quốc gia thuộc Đông Âu. Biết thêm tiếng Nga, thế hệ trẻ sẽ hiểu biết thêm về sự trong sáng trong ngôn ngữ và văn hóa Nga, sự nhân hậu của con người Nga  – điều mà khó có thể được thể hiện rõ trong các văn bản tiếng Anh…. Và điều quan trọng nhất, lớp trẻ của chúng ta cũng không bị dễ dàng cuốn vào vòng xoáy của xu thế “đế quốc hóa văn hóa”, mà cần biết nhìn nhận khách quan sự đa dạng văn hóa trên cơ sở tự tôn với các giá trị cốt lõi của văn hóa của dân tộc mình.

Nâng cao năng lực ngoại ngữ với tinh thần không phân biệt ngoại ngữ “mạnh - yếu” cần phải trở thành quan điểm thông suốt của ngành giáo dục nước nhà. Trong bối cảnh hiện nay, mỗi năm Chính phủ Nga dành cho Việt Nam gần 1.000 xuất học bổng (cao hơn cả thời kỳ Liên Xô trước đây) để đào tạo 1 thế hệ chuyên gia cho tương lai thì việc chuẩn bị cho 1 lớp trẻ có kỹ năng sử dụng tiếng Nga, có mong muốn được lĩnh hội KH-CN tiên tiến để dễ dàng tiếp thu nền tinh hoa của văn hóa vĩ đại cũng như khoa họccông nghệ của 1 cường quốc là điều cần thiết.  

Riêng tiếng Nga hiện nay có thể còn hạn chế nhất định về địa bàn sử dụng, tuy nhiên có tới trên 70% các trang thiết bị quốc phòng vẫn đang cần tiếng Nga để vận hành trong khoa học- kỹ thuật quân sự. Đặc biệt, một điểm sáng trong phát triển kinh tế với “ngành công nghiệp không khói”. Cùng với chính sách miễn thị thực nhập cảnh cho khách du lịch Nga vào Việt Nam với thời gian lưu trú lên đến 45 ngày, Việt Nam cũng nằm trong 10 điểm đến được quan tâm nhất của khách du lịch Nga. Ở nhiều trung tâm du lịch lượng khách du lịch Nga ngày một tăng. Hon nữa, ngành du lịch nhìn chung đều nhận thấy rằng: khách du lịch Nga là những con người khá dễ tính, thân thiện, dễ dãi trong tiêu xài đồ ăn uống và mua sắm quà lưu niệm…, lại thường đăng ký lưu trú dài hơn, trung bình là từ 10-15 ngày/khách. Vì vậy, bên cạnh tình cảm với khách du lịch Nga bao giờ thân thiết và dễ chịu hơn, thì chúng ta cũng không thể bỏ qua nguồn lợi kinh tế nhãn tiền từ thị trường này. Cho dù còn phụ thuộc niều yếu tố, nhưng khi có các hướng dẫn viên nắm vững tiếng Nga, cũng là một yếu tố cần thiết gia tăng sự hài lòng của du khách, thu hút họ tới việc khám phá những danh thắng thiên nhiên có một không hai, của một đất nước có bề dày lịch sử và nền văn hoá truyền thống độc đáo như Việt Nam.

2) Năng lực hội nhập trong trường hợp này còn được thể hiện được ở năng lực hiểu biết lẫn nhau, để học hỏi được từ nền văn hóa Nga vĩ đại ấy điều gì để góp phần lành mạnh hóa xã hội và xây dựng đất nước? Theo tôi điều cần thiết trang bị cho thế hệ trẻ để ít nhất họ hiểu được cái gọi là “Tính cách Nga” trước hết ở lòng nhân hậu, thủy chung và sự hy sinh.  Thế giới đã từng kinh ngạc trong mối quan hệ tương hỗ chưa có thông lệ giữa các quốc gia trên thế giới, như mối quan hệ Xô-Việt trước đây và Nga -Việt sau này. “Tính cách Nga” được thể hiện ở sự giúp đỡ vô điều kiện và vô giá (văn kiện của Đảng ta) trong tăng cường năng lực quốc phòng, trong khôi phục các cơ sở kinh tế, văn hóa giáo dục… sau chiến tranh trong việc nhiều lần xóa bỏ các khoản viện trợ không cần hoàn lại, để đất nước ta tập trung xây dựng CNXH. Trên đất nước Việt Nam Đài tưởng niệm Cam Ranh và Đài tưởng niệm những chuyên gia Liên Xô trên bờ Thủy điện Sông Đà cũng chỉ thể hiện được 1 phần tinh thần quả cảm và hy sinh của trên 10.000 chuyên gia quân sự và binh sĩ đã tham gia chiến đấu ở Việt Nam và gần 1.000 chuyên gia kinh tế đã giúp Việt Nam khôi phục đất nước. Và tiếp đó sau hiểu biết chính là lòng biết ơn. Việc giáo dục lòng biết ơn đối với một dân tộc có tinh thần quốc tế vô sản vô tư trong sáng như dân tộc Nga, thiết nghĩ có thể bắt đầu từ những bài giảng về giáo dục công dân đầu tiên khi con trẻ bắt đầu đến lớp.     

3) Khi đề cập tới kỹ năng quản trị hợp tác trên sơ sở tôn trọng lợi ích của các bên đối tác – đó thực sự là 1 việc lớn mang tính tổng thể, trong đó ngành giáo dục đóng vai trò đặc biệt quan trọng, Trải qua hơn 70 năm hợp tác hữu nghị, chúng ta đã nhận được rất nhiều từ LB Xô Viết trước đây và nước Nga ngày nay. Trải qua hơn 70 năm hợp tác gắn bó, đặc biệt, kể từ năm 2012 khi hai nước thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện và cùng triển khai Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á - Âu vào năm 2016, quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai nước đã bước sang một tầm cao mới.Trong  “dòng chảy hợp tác Việt - Nga”  ấy do nhiều nguyên nhân, nên hiệu quả hợp tác hiện đang còn khiêm tốn so với tình hữu nghị và tiềm năng của hai nước. Tuy nhiên, khi cơ sở pháp lý đã được thiết lập, sự thành công trong hợp tác sẽ còn phụ thuộc vào nhân tố quan trọng là những con người. Phía đối tác Việt Nam giờ đã có 1 tư thế mới nên cũng cần ở lớp trẻ 1 tâm thế mới, khi trong mối quan hệ này dù nước Nga có là một cường quốc đi nữa thì chúng ta không thể giữ mãi tâm lý của một người “được nhận”, mà cần phát huy những thế mạnh sẵn có về nguồn nhân lực và tài nguyên, tự vươn mình học hỏi để có thể chủ động tham gia vào các hoạt động hợp tác truyền thống như lĩnh vực phát triển năng lượng (bao gồm cả dầu khí và năng lượng sạch phục vụ cuộc sống); tham gia tích cực vào các tổ hợp sản xuất và chế biến các loại nông lâm sản đa dạng của nước ta, gia tang cung cấp lương thực và thực phẩm sạch cho một dân tộc có tới gần 2/3 thời gian trong năm phải chịu ở nhiệt độ lạnh dưới 0oC không thuận lợi cho mọi sinh vật phát triển… Đây cũng là một việc làm thiết thưc bù đắp cho những thiếu hụt trong sản xuất - tiêu dùng của người dân Nga trong lúc  này.

Nước Nga hiện nay cũng đang phải dối mặt với nhiều vấn đề của an ninh phi truyền thống, khi xu hướng già hóa và suy giảm dân số đang ở mức rất nghiêm trọng. Chúng ta lại có tiềm năng về nguồn nhân lực với những phẩm chất cần cù, không ngại khó khăn….cũng có thể là một giải pháp giúp “Người Anh Em” bù đắp những thiếu hụt về nguồn nhân lực. Trước bối cảnh đó, nhiệm vụ đặt ra cho ngành giáo dục là cần tạo ra một nguồn nhân lực có đủ phẩm chất và năng lực hội nhập, sẵn sàng tham gia vào thị trường lao động ở nước Nga khi sự nghiệp kiến thiết ở quốc gia này có nhu cầu cần tiếp sức.  Có thể coi đó là nhiệm vụ của bây giờ, chứ hoàn toàn không phải là việc của tương lai.   

 

Kết luận

Mỗi khi thấy lượng sinh viên đăng ký học tiếng Nga chưa đông, mỗi khi thấy số lượng học bổng cấp cho phia Việt Nam chỉ tiêu tới 1.000 xuất mà không tuyển đủ, hay khi các buổi giới thiệu phim Nga, nhạc Nga còn trống vắng, những tuần lễ văn hóa Nga còn chưa thu hút được đông đảo giới trẻ Việt Nam tham gia… chúng tôi không thể không trăn trở. Chúng tôi cũng rất hiểu những khó khăn của nước Nga trong thời điểm hiện nay và cả những khó khăn mà những người Việt yêu tiếng Nga và văn hóa Nga đang phải đối mặt. Tuy nhiên, một hy vọng luôn cháy bỏng trong những người yêu văn hóa vào sự đột phá trong chính sách ngoại giao và sự phát triển của hai nước Việt Nam - Liên bang Nga với tình bằng hữu sâu đậm, tin tưởng lẫn nhau và hợp tác bền vững. Chúng tôi vẫn luôn là những người đi đầu và tin tưởng vào sự nỗ lực của cả cộng đồng những người Việt yêu tiếng Nga và văn hóa Nga trong các hoạt động ngoại giao nhân dân, để những tinh hoa của văn hóa Nga luôn tỏa sáng trong xã hội Việt Nam.

 

Tài liệu tham khảo

1.Phạm Vĩnh Cư. Mấy suy nghĩ về giao lưu văn hóa Việt Nga. Theo trang tin http://vannghe.free.fr/phamvinhcu/suynghi.html

2. Từ Thị Loan. Giao lưu văn hóa Việt – Nga và những vấn đề đặt ra trong thời kỳ hội nhập. Bài công bố trên tạp chí Văn hoá nghệ thuật số 293, tháng 11/2008.

3.Alexei Syunnerberg. Liên Xô đã dành cho Việt Nam những gì? https://kevevn.vn/20221227/lien-xo-da-cho-viet-nam-nhung-gi-20278238.html

4.Lê Thành Công. Liên Xô viện trợ kinh tế quân sự cho Việt Nam trong kháng chiến choongas Mỹ cứu nước. Báo Quân đội Nhân dân ngày 22/12/2022, http://ckt.gov.vn/ckt/lien-xo-vien-tro-kinh-te-quan-su-cho-viet-nam-trong-khang-chien-chong-my-cuu-nuoc-post554.html

5.Trịnh Thị Kim Ngọc. Văn hóa Nga trong đời sống xã hội Việt Nam. Kỷ yếu Hội thảo về Tiếng Nga và Văn hóa Nga ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập. Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN, 05/9/2015

6.Nguyễn Lệ Nhung. Quan hệ Việt Nga qua các tài liệu lưu trữ. Cục lưu trữ quốc gia. http://vanthuluutru.com/index.php?option=com_content&view=article&id=26:quan-h-vit-nga-qua-tai-liu-lu-tr&catid=95:khai-thac-su-dung-tai-lieu&Itemid=25

 

PGS. TSKH. Trịnh Thị Kim Ngọc

                                                                 Viện Hàn Lâm KHXH Việt Nam

Ý kiến bạn đọc
HỘI THẢO KHOA HỌC MINH TRIẾT GIÁO DỤC HỒ CHÍ MINH
TCGCVN – Hội thảo khoa học với chủ đề “Minh triết giáo dục Hồ Chí Minh và đổi mới giáo dục THPT Việt Nam – Góc nhìn từ cơ sở” được tổ chức vào buổi sáng ngày 05 tháng 10 năm 2014, tại Trường THPT Đông Đô, quận Tây Hồ, Hà Nội. Đồng chủ trì hội thảo gồm có Hội Cựu giáo chức Việt Nam; Hội Khoa học Tâm lý – Giáo dục Việt Nam; Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội; Viện Nghiên cứu hợp tác phát triển giáo dục; Viện Trí Việt; Trường THPT Đông Đô; Trung tâm sáng tạo Việt.
Hòa trong không khí tưng bừng của cả nước chào mừng tri ân các nhà giáo, vừa qua THCS-THPT Newton long trọng tổ chức “Lễ kỷ niệm 40 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11” nhằm tôn vinh những thầy giáo, cô giáo đang từng ngày từng giờ say sưa trên bục giảng để cống hiến to lớn cho sự nghiệp trồng người.
Khi nói về công lao của những thầy, cô giáo đối với sự nghiệp giáo dục miền núi Nghệ An, không thể không nói đến cố Nhà giáo Ưu tú Lô Xuân Minh – cố Hiệu trưởng Trường THSP Miền núi Nghệ An.
Hằng năm, cứ vào mùa khai trường, vào những ngày của tháng 11, trong tâm trí tôi lại sống dậy mạnh mẽ những kỉ niệm vui buồn, sâu sắc của một thuở đi dạy học nhiều gian nan vất vả, nhiều khó khăn và thương nhớ. Với tôi, tình cảm tôn sư trọng đạo, đạo lí tôn sư trọng đạo luôn luôn âm thầm, sâu lắng nhưng cũng hết sức mạnh mẽ và cao cả. Xin chia sẻ đôi điều về những ngày thương khó của một thuở đi dạy học như là sự tri ân đối với nghề nghiệp cao quý mà mình đã mang duyên nợ suốt cả cuộc đời. Và, cũng từ những ngày dạy học thương khó đó rút ra được những suy ngẫm sâu sắc về truyền thống tôn sư trọng đạo trong dòng chảy văn hóa Việt.                           
Ngày 03/11/ 2022 Hội Cựu Giáo chức tỉnh Lạng Sơn tổ chức Hội nghị biểu dương hội viên tiêu biểu và Kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2022)
Ngày 01/11/2022 Hội Cựu Giáo chức Học viện Ngân Hàng tổ chức Đại hội lần thứ 2 nhiệm kỳ 2022 -2027tại hội trường lớn Học viện Ngân hàng. Dự Đại hội có 158/235 hội viên đã được triệu tập. Đại hội vinh dự được đón tiếp các đại biểu, khách mời đại diện cho Hội Cựu giáo chức Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Công đoàn Ngân hàng Việt Nam, Lãnh đạo Học viện Ngân Hàng.  
GCVN: Kì thi Học sinh giỏi các môn văn hóa và khoa học được tổ chức thường niên là một hoạt động chuyên môn quan trọng nhằm đánh giá chất lượng giáo dục mũi nhọn của các trường THCS.
Dạy học trực tuyến là phương thức dạy học từ xa với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, người dạy và người học thực hiện các hoạt động tương tác với nhau thông qua màn hình ảo nhằm thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ dạy học theo chương trình, kế hoạch đã xác định. Cơ sở khoa học của dạy học trực tuyến là các luận điểm triết học duy vật biện chứng về quy luật nhận thức của người học và những thành tựu của Tâm lý học, Giáo dục học hiện đại. Dạy học trực tuyến là xu thế tất yếu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, của quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục.
Kính lễ với người thầy là truyền thống đạo lý tốt đẹp của người Việt ta. Từ xa xưa người Việt hầu như ai từng đi học cũng đều thuộc câu ca: “Muốn sang thì bắc cầu kiều / Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”. Yêu kính thầy cô, quý trọng tri thức và vì thế vị trí của người thầy luôn được đặt rất cao trong nấc thang xã hội. Theo đà phát triển của xã hội, một số quan niệm không còn phù hợp trong xã hội hiện đại; trong đó liên quan đến môi trường giáo dục, người học có thêm nhiều phương thức, tự do hơn trong học tập. Vai trò, vị thế của người thầy và quan hệ giữa thầy cô với học sinh, với cha mẹ học sinh cũng có những thay đổi. Giáo dục không còn đơn thuần một chiều, thụ động.
Hệ thống giáo dục 4.0 áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến, trên 3 ứng dụng: Một là, sử dụng các thiết bị thông minh để hỗ trợ cho giáo dục và đào tạo. Hai là, tổ chức các khóa học trực tuyến thông qua mạng Internet. Ba là, ứng dụng sáng tạo mở, kết hợp người học và máy tính để thực hiện các nhiệm vụ học tập sáng tạo.
Sáng ngày 18/10/2022, chương trình Báo cáo Dự án “Văn học sáng tạo” mùa 2 của thầy và trò trường TH - THCS Pascal (Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội) đã diễn ra thành công tốt đẹp. Các bạn học sinh với diễn xuất ấn tượng đã mang tới buổi báo cáo những tiểu phẩm sân khấu hóa đặc sắc được lấy cảm hứng từ các bài thơ, trường ca của nhà thơ Trần Đăng Khoa  và tái hiện lại trên sân khấu. Bên cạnh đó, các bạn học sinh đã cùng tham gia hoạt động trải nghiệm trưng bày, trao đổi sách vô cùng thú vị và bổ ích.
Đam mê công nghệ thông tin thôi thúc Nguyễn Văn Hiệp xin nghỉ việc, dành toàn thời gian học lập trình online ở tuổi 25 và chuyển nghề sau ba tháng.
Sau 5 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, nhiệt tình, trách nhiệm và hiệu quả, sáng 11/10/2022, Học viện Báo chí và Tuyên truyền phối hợp với Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục, Đại học Vinh tổ chức Lễ Bế mạc đợt khảo sát chính thức đánh giá chất lượng giáo dục 04 chương trình đào tạo trình độ đại học các ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học, Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam, Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước, Kinh tế chính trị.
GD&TĐ - Hàng loạt giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục Tiểu học đã được ngành giáo dục Lào Cai đưa ra để các nhà trường triển khai, tháo gỡ.
GD&TĐ - Giờ dạy có sự hài hòa giữa lý thuyết, bài tập, thực hành để học sinh nắm vững nội dung cốt lõi nhưng không được cắt xén hay giảm tiết môn học.
Điện ảnh là ngành được xác định là tiên phong trong công nghiệp văn hóa ở Việt Nam. Làm sao để Điện ảnh phát triển, thực sự đem lại GDP, quảng bá văn hóa con người Việt Nam ra thế giới, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với ông Vi Kiến Thành- Cục trưởng Cục Điện ảnh để làm rõ hơn vấn đề này.
Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch Hàn Quốc mới đây cho biết nhạc hội văn hóa đầu tiên trong khuôn khổ triển lãm K Expo Vietnam 2022 đã diễn ra tại thủ đô Hà Nội, mở màn cho sự kiện giao lưu văn hóa giữa Hàn Quốc và Việt Nam.
Văn hóa giao thông có lẽ là thuật ngữ được nhiều người nhắc đến từ người tham gia giao thông cho đến các bạn học sinh khi còn ngồi ghế của nhà trường. Nhưng để hiểu văn hóa giao thông là gì? Và tham gia như thế nào để thể hiện sự văn hóa thì không phải ai cũng nắm rõ được. Hãy cùng Anycar tìm hiểu rõ vấn đề này qua bài viết này nhé!
(DNTO) - Trong giai đoạn hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp vẫn chưa thành công trong chiến lược chuyển đổi số bởi rất nhiều nguyên nhân. Nhiều doanh nghiệp cho biết hiện tiến trình chuyển đổi số đang rất chậm do thiếu vốn, thiếu nguồn nhân lực và cả đơn vị cung cấp giải pháp.
(DNTO) - Tuần qua, bộ 3 cổ phiếu thép “đình đám” là CTCP Tập đoàn Hòa Phát HPG (+10,5%), Công ty Cổ phần Thép Nam Kim NKG (+14.9%), Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen HSG (+19,9%), đều ghi nhận mức tăng khá ấn tượng.
GD&TĐ - Nếu nhiễm lại một tuýp virus dengue khác, bệnh nhân có thể bị nặng hơn, dễ trở thành sốt xuất huyết dengue hoặc sốc dengue.
GD&TĐ - Chào mừng 92 năm ngày phụ nữ Việt Nam, Công đoàn Formosa Hà Tĩnh tổ chức giải kéo co cho nữ công nhân với những trận đấu hấp dẫn, kịch tính.
Thay mặt Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh vừa ký ban hành Nghị định số 83/2022/NĐ-CP ngày 18/10/2022 quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
GD&TĐ - Một siêu thị Điện Máy Xanh ở TP. Đà Nẵng đã bị mất 130 chiếc điện thoại trị giá hơn 1,2 tỷ đồng khi cho người dân vào tránh lụt đêm 14/10.
GD&TĐ - Đầu năm 2022, khoảng 75% trường học ở Mỹ yêu cầu học sinh, giáo viên đeo khẩu trang khi học trực tiếp, theo số liệu từ Trung tâm Thống kê Giáo dục quốc gia. Đến trước khi nghỉ hè, con số này giảm xuống 15%.
GD&TĐ - Trường ĐH Oxford, Anh, tiếp tục đứng đầu danh sách trường đại học thế giới năm 2023 của THE trong 7 năm liên tiếp.
GD&TĐ -Tại Hàn Quốc, chương trình giáo dục phổ thông không tổ chức dạy thể dục cho học sinh lớp 1 và lớp 2, những năm đầu tiểu học.
GD&TĐ - Nhiều gia đình khó khăn tại Indonesia buộc phải cho con nghỉ học do không đủ khả năng chi trả học phí.
GD&TĐ - Trung Quốc đang cần hàng triệu công nhân lành nghề để duy trì hoạt động của nền kinh tế như thợ sửa ô tô, chữa điện lạnh, kỹ thuật viên máy tính… Tuy nhiên, hệ thống giáo dục nghề nghiệp nước này đã rơi vào tình trạng hỗn loạn, khiến nền kinh tế của họ không đủ khả năng để thay thế hàng triệu người có tay nghề cao sắp nghỉ hưu trong bối cảnh dân số già và lực lượng lao động bị thu hẹp.
20 năm qua đã có rất nhiều ý kiến tâm huyết của cá nhân hoặc tập thể các nhà giáo dục, các nhà khoa học trong và ngoài nước đóng góp cho sự nghiệp GD-ĐT nước nhà. Có thể kể một số kiến nghị chính sau đây: Kiến nghị của Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cuối năm 1996(2), 2000(3), 2005(4); Kiến nghị của Đại tướng Võ Nguyên Giáp năm 2004-2006(5); Kiến nghị của 24 GS và nhà khoa học trong và ngoài nước do GS Hoàng Tụy chủ biên năm 2004(6); Đề án kiến nghị của nhóm trí thức người Việt ở nước ngoài do GS Vũ Quang Việt chủ biên năm 2005(7); Báo cáo “lựa chọn thành công” trong đó có một phần đánh giá về GD-ĐT của nhóm GS và chuyên gia thuộc trường Đại học Harvard trình trực tiếp thủ tướng cuối năm 2007(8); Kiến nghị của nhóm nghiên cứu đề tài khoa học cấp Nhà nước do bà Nguyễn Thị Bình làm chủ nhiệm 2008(9); Riêng mảng cơ cấu hệ thống giáo dục nói chung và hệ thống dạy nghề nói riêng có kiến nghị năm 2011(10) của Đặng Danh Ánh và một số kiến nghị của 30 nhà khoa học trong và ngoài nước đã được in thành sách năm 2007(11).
GD&TĐ -Từ năm học 2022 - 2023, Bộ Giáo dục Bờ Biển Ngà ban hành quy định học sinh có điểm trung bình năm học dưới 8,5 trên thang điểm 10 sẽ bị đuổi học.