TÔN KÍNH HAI NHÀ GIÁO LỖI LẠC
Hàng ngày, khách thập phương tấp nập đến chiêm bái Văn Miếu Quốc Tử Gám, Hà Nội. Ai cũng bày tỏ lòng tôn kính trước linh tượng hai nhà giáo lớn được thờ bên nhau. Đó là cụ Khổng Tử và cụ Chu Văn An.
Cụ Không Tử là nhà giáo dục lớn nhất thời cổ đại Trung Quốc. Cụ sinh năm 551 mất năm 479 trước công nguyên, quê làng Xương Bình, nước Lỗ. Thời trẻ Cụ chu du khắp thiên hạ để thuyết khách, sau đó quay về nước Lỗ dạy học và viết sách. Cụ mở trường tư, chủ trương “Dạy học không phân biệt giàu nghèo, sang hèn”. Môn phái của cụ đông tới 3.000 người, có những người xuất chúng như Mạnh Tử, Tử Tư, Nhan Hồi.. Cự viết nhiều sách, trong đó có những bộ kinh rất có giá trị, như “Kinh Thi” (tuyển tập thơ ca dân gian), “Kinh Thư” và “Kinh Xuân Thư” (sử học), “Kinh Lễ” (tổ chức xã hội”, “Kinh Dịch” triết học), “Luân Ngữ” (những lời nói bàn luận về thế sự), “Kinh Nhạc” (nhạc - bị thất truyền).
Cụ Chu Văn An là nhà giáo dục lớn nhất Việt Nam thời Nhà Trần, Cụ sinh năm 1292 mất năm 1370 (sau cụ Khổng Tử tới 18 thế kỷ), quê làng Thanh Liệt, Hà Nội. Đỗ Thái học sinh (tiến sĩ), nhưng Cụ không làm quan, chỉ mở trường đón con em nhân dân gần xa đến học, đào tạo được nhiều nhân tài cho đất nước, như Phạm Sư Mạnh (tể tướng), Lê Bá Quát (thượng thư)..Vua Trần Minh Tồng kính trọng học vấn và đức độ của Cụ, mời Cụ làm Tư nghiệp (hiệu trưởng) Quốc Tử Giám (trường đại học đầu tiên ở nước ta), dạy vua Trần Hiển Tông và vua Trần Dụ Tông từ nhỏ. Ngoài dạy học Cụ viết rất nhiều sách, như “Y học giải yếu”, “Tiểu ấn quốc ngữ thi tập” (chữ Nôm), “Tiểu ấn thi tập” (chứ Hán), nổi bật là “Tử thư thuyết ước” bốn quyền giáo trình quy định phải có trong chương trình dạy học lúc đó. Khi làm quan, thấy bọn gian thần lộng hành, Cụ dâng “Thất trảm sớ nhắc vua cần loại trừ, rồi Cụ cáo quan, về Chí Linh, Hải Dương mở trường dạy học. Ghi công đức Cụ, vua Trần Nghệ Tông nước linh tượng Cụ vào Văn Miếu thờ cùng cụ Không Tử. Về sau nhà văn hóa Cao Bá Quát đề thơ ngợi ca:
Tiết cứng lòng trong khí phách hùng
Một tay muốn kéo lại vầng hồng
Cô trung sấm sét không chồn chí
Thất trảm yêu ma phải rợn lòng
Trời đất soi chung vầng hào khí
Nước non còn mãi nếp cao phong
Suối vàng nơi ẩn nay đầu tá
Văn Miếu còn tên hương
khói nồng.
(Sưu tầm và giới thiệu)
NGUYỄN CẢNH
Tổ tuyên truyền ban đại diện Hội người cao tuổi huyện Phúc Thọ, Hà Nội
ĐT: 035.7244.841