Sở GD&ĐT tỉnh Thái Bình gửi giấy xác minh theo đề nghị của TC Giáo chức VN về bằng PTTH tại trường Nam Tiền Hải
TCGCVN - Theo ý kiến trước đó của bạn đọc N.Đ.H (Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội) phản ánh về việc bà T.T.L (thôn Ái Quốc, xã Nam Thanh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình) có dấu hiệu sử dụng văn bằng PTTH bất hợp pháp để thi tuyển vào trường Đại học Đại Nam (Trụ sở tại Xốm, Phú Lâm, Hà Đông, Hà Nội)
Về nội dung này trường ĐH Đại Nam đã có CV số 64 trả lời rõ:
“…Trường Đại học Đại Nam đã tuyển đầu vào trình độ liên thông từ Cao đẳng lên Đại học cho bà T.T.L theo kết quả tốt nghiệp hệ Cao đẳng theo đúng thông báo tuyển sinh của Nhà trường và quy chế của Bộ GD&ĐT chứ không xét tuyển theo học bạ và văn bằng tốt nghiệp THPT...”
Để minh bạch thông tin, phóng viên TC Giáo chức Việt Nam đã có nội dung trao đổi thông tin với Sở GDĐT tỉnh Thái Bình về trường hợp bà T.T.L như trên đã nêu trên.
(Được biết, bà Lợi tốt nghiệp PTTH năm 2007 tại trường Nam Tiền Hải tỉnh Thái Bình)
Sau khi tra cứu, sở GDĐT Thái Bình đã gửi giấy xác minh, thẩm định theo ý kiến công dân về việc bà T.T.L không tốt nghiệp cấp 3 năm 2007 (THPT Nam Tiền Hải) thì năm đó không có tên bà T.T.L…
Phiếu kiểm tra, xác minh, thẩm định tính hợp pháp của văn bằng tốt nghiệp gửi PV tạp chí Giáo chức VN
Khi người học có hành vi dùng “bằng cấp giả (giấy CNTN giả) để học lấy bằng Trung cấp, Cao đẳng thật rồi liên thông lên Đại học” là cực kỳ nguy hiểm. Nếu không được kiểm soát kỹ, đây sẽ là cách để những người không trung thực sử dụng nhằm hợp thức hóa bằng cấp thông qua con đường học liên thông từ trung cấp lên Cao đẳng rồi lên Đại học.
Việc sử dụng văn bằng giả để có được bằng cấp cao hơn đang là ung nhọt, nhức nhối, gây bất an cho xã hội, vậy nên, trường hợp bà T.T.L (nếu có sai phạm) cần được pháp luật nghiêm trị để giáo dục và răn đe, tránh những hậu quả khôn lường từ việc học không tới nơi tới chốn.
Nếu bà T.T.L có hành vi sử dụng văn bằng (giấy chứng nhận TN giả) thì: Việc sử dụng bằng giả được xem là có hành vi “sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ giả” là một điều cấm. Nhưng để xác định người sử dụng có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không thì phải xem xét mục đích của hành vi, nếu mục đích đó "nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân” thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo Khoản 1 Điều 341 Bộ luật hình sự.
TC Giáo chức VN sẽ tiếp tục thông tin khi nhận được kết quả tiếp theo của cơ quan có thẩm quyền tới những độc giả cả nước đang quan tâm tới lĩnh vực giáo dục./.
Linh Tuệ